Thịt dê: Có tính ngọt, nóng có hàm lượng protein và lipit cao nếu người viêm gan ăn nhiều, sẽ làm tăng gánh nặng cho gan, khiến gan không thể hoàn thành nhiệm vụ trao đổi chất cũng như đào thải các chất độc. Bởi vậy người viêm gan tốt nhất nên kiêng không ăn thịt dê.
Gừng: Thành phần chính trong gừng tươi là chất volatile, khi biến chất sinh ra chất safrole. Các hoạt chất trong gừng và chất safrole có thể gây biến tính tế bào gan ở người viêm gan, làm hoại tử tế bào gan và dẫn tới chứng gan nặng bị bất bình thường, làm cho bệnh viêm gan trở nên xấu đi.
Ảnh minh họa
Tỏi: Chất volatile trong tỏi làm giảm số lượng hồng cầu và huyết sắc tố trong máu, có thể dẫn tới thiếu máu nên bất lợi với người viêm gan. Vì vậy, với người bị viêm gan hoặc các bệnh về gan nên hạn chế ăn tỏi.
Chè đặc: Trong lá chè có khá nhiều hợp chất của tanin, có tác dụng làm giảm nhu động (co bóp) của ruột để gây bí đại tiện, làm tăng tích luỹ chất độc ở gan, không có lợi cho người viêm gan. Vì vậy, người viêm gan không nên uống nước chè đặc.
Hạt tiêu: Là loại gia vị có tính kích thích mạnh, vị cay. Có tác dụng tả khí, trợ hoả rất có hại cho người viêm gan cấp, mạn tính và xơ gan. Người bị viêm gan không nên ăn hạt tiêu.
Tôm: Là loại thực phẩm giàu chất đạm, có tác dụng bổ thận tráng dương, là món ăn bổ dưỡng cho người khoẻ mạnh, bình thường. Tuy vậy, do hàm lượng cholesterol trong tôm cao, người bị viêm gan không nên ăn.
Nhân sâm: Có tác dụng tăng nhiệt làm hao âm mà trong khi đó những người viêm gan lại có biểu hiện của tình trạng âm suy hoả vượng như miệng khô, bí đại tiện, thấp nhiệt, mắt đỏ... nếu dùng sâm sẽ làm âm càng suy, bất lợi, dễ gây xuất huyết trong cơ thể. Vì vậy, không nên dùng nhân sâm.
Măng, hành, hẹ: Là những thực phẩm có nhiều xơ, dai, dạ dày khó tiêu hoá và chuyển hoá ở gan. Ở những người viêm gan, xơ gan tĩnh mạch, đường tiêu hoá ở cuối dạ dày bị giãn nở, nếu ăn nhiều chất xơ và khó tiêu sẽ không có lợi.
Theo Khoa học và Đời sống