1. Tăng cường hệ miễn dịch
Nghe nhạc giúp giảm hàm lượng hormone stress cortisol trong cơ thể. Theo nhóm nghiên cứu, điều này có tác động bao quát tới những phản ứng hóa học trong cơ thể. Cụ thể, âm nhạc có phản ứng tích cực tới chức năng của trục dưới đồi - tuyến yên, hệ thần kinh giao cảm và hệ miễn dịch. Trong khi đó, đây là những khu vực chi phối các chức năng điều tiết cơ chế hoạt động của quá trình chuyển hóa và cân bằng năng lượng trong cơ thể.
2. Giúp phục hồi nhanh sau phẫu thuật
Nhiều nghiên cứu cho thấy các bệnh nhân sau khi tiến hành phẫu thuật cần ít thuốc giảm đau hơn và có thời gian nằm viện ít hơn khi họ nghe nhạc. Đó là do âm nhạc tác động trực tiếp tới nhịp thở và nhịp tim của các bệnh nhân. Một số nghiên cứu còn cho thấy âm nhạc giúp giảm đau trong những tình huống khác như khi sinh con.
3. Cải thiện các triệu chứng bệnh dạ dày
Theo nghiên cứu của bệnh viện Massachusetts General, âm nhạc có thể giúp giảm nhẹ các triệu chứng dạ dày- ruột có liên quan tới ung thư.
Trong một khảo sát, hoạt động điện của cơ dạ dày của 17 tình nguyện viên được ghi lại trước 30 phút và sau 30 phút khi họ được nghe nhạc. Kết quả cho thấy liệu pháp âm nhạc giúp cải thiện cử động của dạ dày và có thể kích thích quá trình làm rỗng dạ dày.
Ảnh minh họa
4. Giảm lo lắng và trầm cảm
Các đáp ứng thể chất – cảm xúc của cơ thể chịu tác động trực tiếp của hormone stress cortisol. Bởi vậy, với tác dụng giảm hàm lượng cortisol, âm nhạc giúp giảm hiệu quả cảm giác lo lắng và đồng thời giảm nguy cơ mắc bệnh trầm cảm.
5. Điều hòa năng lượng
Một số nghiên cứu cho thấy những bài hát với tiết tấu nhanh tạo cảm hứng cho chúng ta di chuyển, hoạt động nhanh chóng hơn. Ngược lại, những bài hát nhạc nhẹ, tiết tấu chậm giúp chúng ta cảm thấy được trấn an, tĩnh tâm hơn. Sự kết hợp này giúp điều chỉnh hiệu quả năng lượng trong cơ thể.
6. Tăng tốc độ phục hồi chuyển hóa sau stress
Khảo sát cho thấy những người vừa tập luyện, vận động mạnh phục hồi thể chất nhanh hơn khi họ nghe nhạc. Đó là do âm nhạc giúp tăng cường quá trình chuyển hóa và giảm hàm lượng axit lactic trong và sau quá trình luyện tập.
7. Giảm đau
Nghe nhạc không chỉ phân tán sự chú ý của người bệnh, giúp họ quên đi cơn đau. Âm nhạc còn có xu hướng làm giảm chất lượng của các tín hiệu gây đau ghi chúng truyền qua cột sống.
8. Hỗ trợ điều trị bệnh suy giảm trí nhớ
Tiến sĩ John Zeisel, Giám đốc trung tâm điều trị bệnh Alzheimer Hearthstone tại Mỹ cho biết âm nhạc có thể kích thích cho trí óc và tinh thần hồi tỉnh lại.
“Âm nhạc tác động vào những vùng não bộ chứa trí nhớ dài hạn còn hoat động và đánh thức chúng dậy” – Zeisel nhận định.
Ngoài Alzheimer, âm nhạc còn hỗ trợ điều trị hiệu quả các dạng suy giảm trí nhớ khác.