Sữa đậu nành tốt, nhưng nếu không biết 6 kiêng kị này sẽ biến lợi thành hại

Vân Hồng |

Chúng ta đánh ra cao tác dụng của sữa đậu nành với sức khỏe, nhưng nếu vi phạm những kiêng kị sau đây có thể dẫn tới đau bụng, tiêu chảy, thậm chí đã từng có người gặp nguy kịch.

Sữa đậu nành được công nhận là rất có lợi cho sức khỏe. Nhưng một số lưu ý sau đây cần phải đặc biệt chú ý để không gây hại nghiêm trọng tới cơ thể bạn.

1. Sữa đậu nành phải được đun sôi chín hoàn toàn

Theo ý kiến của chuyên gia, sữa đậu nành khi ở trạng thái sống có chứa một thành phần nguy hiểm, được gọi là "saponin", nó có thể gây nhiễm độc, dẫn đến buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy và các triệu chứng khác.

Ngoài ra, trong sữa đậu nành sống còn có chất chống trypsin, chất này có khả năng làm dạ dày bị giảm tiêu hóa protein, chỉ khi đun nóng đến 100 ℃ chất này mới có thể bị tiêu hủy. Vì thế, riêng sữa đậu nành cần phải đun sôi hoàn toàn trước khi uống.

Để an toàn nhất, bạn nên đun sữa sôi hẳn 100 độ, sau đó giảm nhỏ lửa và đun thêm 5 phút mới có thể sử dụng. Không chỉ phải đun sôi sữa, khi nấu sữa cũng phải mở vung (nắp) nồi để cho chất độc hại trong sữa bốc hơi cùng với hơi nước.

2. Không uống khi đói bụng

Khi trẻ đang đói bụng, tuyệt đối không nên cho bé uống sữa đậu nành. Khi vào dạ dày trống, không thể tiêu hóa protein thành nhiệt lượng mà còn bị đào thải, dẫn đến không thể hấp thu vào cơ thể.

3. Không pha sữa với đường nâu

Đường nâu chứa nhiều axit hữu cơ, chẳng hạn như axit axetic, axit lactic… Khi kết hợp với protein và canxi trong sữa dẫn đến canxi bị biến chất.

Điều này không chỉ khiến sữa bị mất tác dụng, mà còn ảnh hưởng đến sự hấp thụ các chất dinh dưỡng khác vào cơ thể.

Sữa đậu nành tốt, nhưng nếu không biết 6 kiêng kị này sẽ biến lợi thành hại - Ảnh 1.

4. Không nên để sữa trong bình giữ nhiệt

Sữa đựng trong bình giữ nhiệt là môi trường chân không, khi có nhiệt độ thích hợp sẽ "ủ" ấm cho vi khuẩn sinh sôi. Sau 3-4 giờ sẽ làm suy giảm chất lượng sữa. Không những không còn đủ dinh dưỡng như ban đầu, mà còn có thể gây hỏng sữa, biến chất. Uống vào có thể bị đầy bụng.

5. Không được uống cùng với thuốc

Sữa không được uống cùng với thuốc kháng sinh như erythromycin, bởi vì cả hai sẽ đối kháng tạo ra phản ứng hóa học, phá hoại chất dinh dưỡng trong sữa, thậm chí gây ra tác dụng phụ, nguy hiểm sức khỏe.

Thời gian uống sữa nên cách xa thời gian uống thuốc kháng sinh tốt nhất trong vòng một giờ trở lên.

6. Uống sữa lâu dài nên bổ sung kẽm

Đậu nành chứa các chất có khả năng gây ức chế saponin và lectin. Đây không phải là những chất có lợi cho cơ thể con người. Nếu uống sữa đậu nành trong thời gian dài có thể gây ra hiện tượng thiếu kẽm.

Các lưu ý khác

Dù đây là thực phẩm giàu dinh dưỡng nhưng sữa đậu nành không phải là món đồ uống phù hợp cho trẻ dưới 1 tuổi. Phụ huynh nuôi con nhỏ nên đặc biệt lưu ý.

Trong sữa đậu nành có chứa raffinose, rhamnose, và oligosaccharides stachyose – chất không dễ được hấp thụ, nếu ăn vào cơ thể sẽ gây lên men trong ruột kết, sinh ra 1 số vi khuẩn có hại, gây ra khó chịu, đầy hơi.

Sữa đậu nành cũng là một loại thực phẩm lạnh, vì vậy những người mắc triệu chứng bệnh gout, mệt mỏi, suy nhược, tinh thần mệt mỏi thì không nên uống sữa.

Ngoài ra, người bị viêm dạ dày cấp tính và mãn tính cũng được khuyên không nên ăn các sản phẩm đậu nành nhiều, để tránh kích thích dạ dày tiết acid, gây đầy hơi.

*Theo Health/Ntdtv

Xem thêm:

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại