"Thai nghén" tác phẩm mới hàng tháng trời
"Với mục đích kết nối người dân gần hơn với nghệ thuật, hòa quyện nét đẹp truyền thống vào đa dạng văn hoá thế giới, trong Lễ hội thiết kế sáng tạo Hà Nội 2022, tôi lựa chọn thiết kế sở hữu hình thái là một cánh cổng, nhưng không phải cánh cổng đơn thuần để bước qua, mà là cánh cổng của sự gắn kết. Tôi kì vọng đây là một công trình để người xem cảm nhận và tưởng tượng hơn là đo đếm", kiến trúc sư Lê Quang Thạch bày tỏ.
Gửi gắm toàn bộ tâm huyết và khả năng sáng tạo vô biên của mình vào tác phẩm Pavilion Cổng sáng tạo sẽ được trưng bày vào ngày 11-13/11 sắp tới tại phố đi bộ hồ Hoàn Kiếm, anh Thạch và các đồng nghiệp đã dành tới hàng tháng trời để tranh luận về ý tưởng thiết kế. Tuy vậy, họ lại chỉ có vỏn vẹn 10 ngày ở xưởng thép để mô đun hóa các cấu kiện, hoàn thiện những phần cơ bản và buộc phải hoàn thành tác phẩm trong 7 ngày ở hiện trường để tránh làm ảnh hưởng tới giao thông của khu phố cổ.
Công trình lần này nằm gọn trong một hình hộp lập phương có kích thước mỗi cạnh là 14m, sử dụng 100% nguyên liệu truyền thống từ các làng nghề như các tấm cói ép bọc nền pavilion dạng bậc thang, hệ thống cột được sơn từ màu đỏ của nhựa cây son…
"Sinh ra" từ quan niệm "Trời tròn đất vuông", Pavilion Cổng sáng tạo chính là ngôn ngữ kiến trúc để anh Thạch biểu đạt sự kết nối giữa truyền thống với khoa học kỹ thuật, giữa quá khứ với tương lai, giữa khát vọng với thực tại, giữa Hà Nội với thế giới, giữa nghệ thuật với tất cả mọi người.
Nhất quán triết lí kiến trúc
16 năm "làm bạn" với những bản vẽ, anh Thạch luôn bảo vệ quan điểm "làm nghề" của mình, "Ý tưởng thiết kế có thể đến từ bất cứ đâu, nhưng phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của người trực tiếp sử dụng cùng quá trình phân tích của người kiến trúc sư". Giải thưởng kiến trúc sư xanh khu vực châu Á anh Thạch nhận được năm 2017 cùng tác phẩm "Nhà nuôi cây" chính là một minh chứng rõ ràng cho quan điểm thiết kế của anh - luôn một lòng hướng về xã hội.
Không chỉ có vậy, tập thể Công ty cổ phần Nội Thất AVALO (Avalo Interior Design) chính là nơi anh thực hiện sứ mệnh và trao toàn bộ niềm tin ấy với mong muốn tạo dựng nhiều giá trị thích dụng và bền vững cho xã hội. Ngay từ tên công ty, anh đã đặt theo tên của vị Bồ tát trong Phật giáo Avalokiteśvara với mong muốn được trở thành một phần nhỏ bé của cánh tay nối dài giúp xã hội trở nên tốt hơn.
Công ty được thành lập từ năm 2012 bởi các cổ đông đam mê thiết kế. Ở AVALO, sản phẩm chưa từng bị giới hạn trong lĩnh vực thiết kế thi công, kiến trúc hay nội thất vì các kiến trúc sư được cho phép "tha hồ" bay bổng mà vẫn luôn thiết thực trong từng đường nét của tác phẩm.
Những thiết kế của AVALO khác biệt, sắc sảo nhưng bộc lộ rõ sự tử tế trong hành nghề và niềm hạnh phúc toả ra từ tinh thần. Đây cũng là những điều cần thiết đối ngành Thiết kế nội thất khi đang trong giai đoạn cần thêm sự cân bằng về: Tính khác biệt trong sản phẩm thiết kế, chiều sâu chất xám trong thiết kế, dịch vụ sau bán hàng và thói quen sử dụng dịch vụ.
Cùng với slogan thể hiện chân thực nhất phương châm làm việc của công ty "sáng tạo là đam mê, sản phẩm là tinh tế" - điều tiên quyết trong việc hành nghề kiến trúc nội thất của Giám đốc Lê Quang Thạch từ ngày đầu khởi nghiệp, 18 kiến trúc sư của công ty giống như 18 chú bồ câu đưa thư, cần mẫn tìm kiếm tình yêu nghề, truyền cảm hứng công việc qua những sản phẩm phục vụ đời sống thường ngày.