Ta có Nhật Thực, hiện tượng Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời, che khuất gần như toàn bộ Mặt Trời.
Ta cũng có Nguyệt Thực (hay còn gọi là trăng máu), hiện tượng khi mà Trái Đất xen vào khoảng không giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, khiến cho Mặt Trăng gần như hoàn toàn bị che khuất.
Nhật Thực và Nguyệt Thực.
Ta biết kích cỡ của Mặt Trời rõ là lớn hơn Mặt Trăng và trên thực tế, là vật thể lớn nhất trong Hệ Mặt Trời. Thế tại sao nhỏ như Mặt Trăng mà cũng che khuất được Mặt Trời thế? Đó là vì một sự trùng hợp đáng kinh ngạc:
Mặt Trời có đường kính lớn hơn Mặt Trăng 400 lần, và Mặt Trời cũng xa Trái Đất với khoảng cách gấp 400 lần quãng đường giữa Mặt Trăng và Trái Đất. Đó chính là lý do vì sao Mặt Trăng và Mặt Trời lại có kích cỡ tương đương nhau trên bầu trời kia. Đó cũng giải thích cho việc tạo sao thỉnh thoảng ta có được một sự kiện Nguyệt Thực gần như hoàn hảo.
Một vài con số để bạn đỡ phải tìm:
Đường kính Mặt Trời = 1.391.016 km = a
Đường kính Mặt Trăng = 3.474 km = b
a/b = 400,40 lần
Khoảng cách Mặt Trời tới Trái Đất = 149.600.000 km = c
Khoảng cách Mặt Trăng tới Trái Đất = 384.400 km = d
c/d = 389, 17 lần
Chúng ta chưa từng thấy sự trùng hợp như vậy trong bất cứ hệ sao nào cả, cũng hiếm có như việc có sự sống trên Trái Đất mà chưa tìm thấy ở bất kì nơi nào trong vũ trụ cả.