Theo Al-Ahram, động thái này diễn ra không có gì ngạc nhiên với giới quan sát khi mà Nga luôn nắm giữ vai trò hậu thuẫn cho chính quyền của Tổng thống Syria Assad. Những bước phát triển này được biết đến từ năm 2017 khi Moscow ký hợp đồng với Damascus nhằm hỗ trợ kỹ thuật và mở rộng căn cứ mà Nga thiết lập ở Tartus.
Việc Nga gia hạn hợp đồng thuê cảng càng làm tăng mối quan hệ gần gũi Nga-Syria. Sự hiện diện của lực lượng Nga ở cảng nước ấm cũng là cách làm cân bằng quyền lực quốc tế đồng thời làm thay đổi trật tự thế giới và thời Chiến tranh Lạnh những năm 1970 Tartus là căn cứ của Hạm đội 5 Liên bang Xô Viết.
Nga trở lại cảng Trung Đông này là sự phản ánh thế cân bằng của trật tự thế giới.
Nga tính toán các bước đi rất cẩn thận. Hôm 28/12/2017, trong một cuộc gặp với lực lượng quân sự Nga đang tham gia vào cuộc chiến chống khủng bố ở Syria, Tổng thống Nga Pu tin tuyên bố "các bạn đã hoàn thành tất cả các nhiệm vụ mà bạn đã cam kết.
Ở Syria, 2 căn cứ Nga, một căn cứ không quân Khmeimim và căn cứ hải quân ở cảng Tartus sẽ hoạt động lâu dài. Đây là nhân tố quan trọng trong việc bảo vệ lợi ích quốc gia của chúng tôi cũng như đảm bảo an ninh của Nga ở một trong những khu vực chiến lược".
Nga bắt đầu triển khai chiến lược can thiệp vào Syria từ năm 2015 và lập trung tâm chỉ huy chiến lược ở căn cứ Khmeimim. Căn cứ này được tăng cường bảo vệ với hệ thống phòng không do Nga sản xuất.
Nga sửa chữa căn cứ hải quân Tartus dựa trên thỏa thuận quân sự với Damascus sau khi chính thức hiện diện quân sự ở quốc gia Trung Đông này. Vào tháng 10/2016 Moscow thông báo rằng sẽ sửa chữa căn cứ này để hỗ trợ hậu cần cho các hoạt động chống khủng bố ở Syria.
Ngày 18/1/2017, hai nước đã ký thỏa thuận mở rộng trung tâm hỗ trợ kỹ thuật và hậu cần cho hạm đội Nga ở Tartus và cho phép tàu Nga được đi vào cảng và vùng nước thuộc lãnh thổ Syria.
Vào tháng 12/2018, Thứ trưởng Quốc phòng Nga Timur Ivanov tuyên bố với tờ Kommersant rằng Bộ Quốc phòng Nga và Bộ thương mại và công nghiệp nước này đang làm việc cùng nhau để xây dựng xưởng đóng tàu ở Tartus và chỉ ra rằng Nga có kế hoạch chuẩn bị cơ sở hạ tầng ở đây để có thể ở vĩnh viễn.
Hợp đồng 49 năm với cảng Tartus rất có ý nghĩa với Nga trong nhiều cách. Trước hết, hợp đồng này hướng đến mục tiêu chiến lược.
Thứ hai, hợp đồng này ghi dấu sự hiện diện đầy khí phách của Nga trong khu vực này.
Và hợp đồng cũng có ý nghĩa quan trọng cho sự cân bằng quyền lực quốc tế.
Không chỉ có ý nghĩa kiềm chế cửa hàng hải hẹp ở Baltic mà sự hiện diện ở cảng Tartus còn là minh chứng về sự thành công của Nga.
Với Syria, hợp đồng thuê cảng dài hạn này cũng mang lại nhiều ích lợi. Hợp đồng sẽ khuyến khích các đồng minh và người ủng hộ chính phủ Syria hướng đến các hợp đồng tương tự. Iran có thể cảm thấy hài lòng nếu ký được hợp đồng tương tự với Syria, có lẽ là liên quan tới cảng Latakia.
Hợp đồng dài hạn với cảng Tartus của Nga mang tính biểu tượng cao. Nó đánh dấu sự trở lại của Nga với Trung Đông kể từ sau sự sụp đổ của Liên Xô. Nó sẽ tác động lớn tới trật tự quốc tế và tái cấu trúc sự cân bằng quyền lực ở Trung Đông.