Ngày sinh nhật đáng nhớ
Đó là ngày 14.3.1951 - sinh nhật lần thứ 72 của Albert Einstein. Nhà bác học nổi tiếng sinh ra ở Ulm, Đức, sau đó ông đã chuyển đến sống ở Mỹ trong nhiều năm. Khi ấy ông đang làm việc tại Viện nghiên cứu cao cấp của trường đại học danh tiếng Princeton, bang New Jersey.
Mọi người ở viện nghiên cứu đã trân trọng tổ chức cho Einstein một buổi kỷ niệm sinh nhật. Khi ông chuẩn bị ra về, có rất nhiều tay săn ảnh và các phóng viên núp ở bên ngoài đợi "chộp" được một vài câu nói châm biếm hóm hỉnh của nhà bác học nổi tiếng thế giới về những vấn đề như tình hình chính trị toàn cầu. Hoặc cũng có thể họ đang chờ để chụp được một bức ảnh sinh nhật đáng nhớ của ông.
Vì không mặn mà gì với sự cường điệu của giới truyền thông và mệt mỏi với vai trò người phát ngôn, Einstein cảm thấy sự có mặt của họ đúng là phiền hà. Nhưng tình huống khi ấy không cho phép Einsteinn có thể lẳng lặng thoát khỏi sự săn đón với những ánh đèn flash chói mắt này.
Ông đang ngồi trên ghế sau của một chiếc limousine, bị kẹp giữa hai vợ chồng người bạn, Frank Aydelotte - cựu giám đốc của viện nghiên cứu - và bên kia là vợ ông ấy - Marie. Những người chứng kiến kể lại rằng vị giáo sư vật lý đáng kính đã nói đi nói lại rằng với các phóng viên: "Thế là đủ rồi đấy…".
Nhưng họ vẫn tiếp tục đeo bám theo xe. Một người hét lên từ vòng ngoài , "Xin giáo sư hãy cười để chúng tôi chụp một bức ảnh sinh nhật của ông".
Đã rất bực mình, nhà bác học với tính cách độc đáo đã thè lưỡi ra với đám người đang đeo bám mình như là một câu trả lời. Và khoảnh khắc này đã được phóng viên ảnh Arthur Sasse ghi lại. Bức ảnh nhanh chóng lan truyền khắp nới, không chỉ ở Mỹ mà trên toàn thế giới, trở thành một biểu tượng.
Bức ảnh biến Einstein trở thành một biểu tượng trên toàn cầu
Bức ảnh nổi tiếng
Một vị giáo sư đôi khi đãng trí với mớ tóc loà xoà. Đó là người đôi khi quên cả việc đi tất nhưng cũng là tác giả của thuyết tương đối mà chỉ những bộ óc vĩ đại mới hiểu được. Ông đã trở thành một hình tượng huyền thoại từ những đóng góp quan trọng trong khoa học của mình. Và bức ảnh này đã khiến ông trở nên nổi tiếng trên toài thế giới .
Bức ảnh được sử dụng trong nhiều ấn phẩm - ví dụ như bộ sưu tập trứng phục sinh này.
Dù vậy, điều mà ít ai biết được, chính Einstein là người tạo nên danh tiếng toàn cầu của bức ảnh chứ không phải người phóng viên ảnh tác giả của nó. Vị giáo sư sau khi xem bức ảnh đã đặt in nhiều bản. Trước đó ông cũng yêu cầu cúp lại hình ảnh của vợ chồng người bạn Aydelotte để tránh gây phiền toái đến họ.
Ông gửi hàng tá ảnh cho bạn bè, đồng nghiệp và nhiều người quen khác ở khắp nơi. "Cái lưỡi đang thè ra này thể hiện quan điểm chính trị của tôi đấy."
Ông đã viết như vậy trong thư cho một người bạn có tến Johanna Fantova. Năm 2009, bản in của bức ảnh có chữ ký gốc của Einsstein được đấu bán với giá $74,324 (€62,677) - biến nó trở thành bức ảnh có giá cao nhất của nhà vật lý thiên tài này.
Quan điểm của Einstein
Einstein là một người gốc Do Thái đã chạy trốn khỏi chế độ Đức Quốc xã. Ông biết thế nào là cảm giác sống trong một cuộc "săn phù thuỷ" rầm rộ do chính quyền quốc gia hậu thuận.
Rất nhiều chính trị gia, học giả, thậm chí là nghệ sỹ đã bị cáo buộc là "không thuần Mỹ" trong chiến dịch này.
Bức ảnh thậm chí được tái hiện trên một cánh đồng ngô ở Đức.
Einstein đã nói về sự xuẩn ngốc của loài người như thế này, "Thật khó để loại bỏ sự thống trị của những kẻ ngu xuẩn bởi vì chúng qua đông đảo và tiếng nói của chúng cũng có giá trị ngang với tiếng nói của chúng ta." Đây là một trong những câu nói được biết đến rộng rãi của Einstein được dịch lại từ tiếng Đức.
Một lần khác ông cũng đưa ra nhận xét châm biếm nổi tiếng, "Có hai điều là vô hạn: Vũ trụ và sự xuẩn ngốc của loài người. Và tôi không chắc lắm về cái đầu tiên".
Nhà bác học bàn về vấn đề này với sự thông thái sâu sắc và một thái độ hài hước. Đúng như tinh thần của bức ảnh nổi tiếng chụp ông trong ngày sinh nhật năm 1951 đã trở thành một biểu tượng nổi tiếng toàn cầu.
Ngày nay, nhiều thập kỷ đã trôi qua sau khi Einstein qua đời, vẫn có không biết bao nhiêu người, từ già đến trẻ, ngưỡng mộ vị giáo sư thiên tài cũng là nhà tư tưởng có tính cách mạng này.
Theo DW