Những ngày qua, trong bối cảnh toàn cầu đang nóng lên vì tin tức rừng Amazon - "lá phổi của hành tinh" bị cháy liên tục trong suốt gần 3 tuần với các đám khói khổng lồ liên tục bốc lên từ rừng xanh, bùng cháy dữ dội và để lại khói mù đen kịt lan xa đến hàng ngàn cây số.
Thậm chí những đám cháy lớn còn có thể quan sát được từ không gian.
Điều đó đã khiến cộng đồng mạng quốc tế sôi sục và đồng loạt lên tiếng kêu gọi cứu lấy rừng Amazon và ngăn chặn nạn chặt phá, dọn rừng làm rẫy của người dân trong khu vực.
Hàng loạt hình ảnh gây sốc về đám cháy và những động vật bị ảnh hưởng lan truyền nhanh chóng trên mạng, trong số đó có bức ảnh ghi lại khoảnh khắc một chú gấu con đang đau khổ bám vào một cành cây giữa biển lửa.
Bức ảnh được cho là chụp chú gấu trong đám cháy rừng Amazon được lan truyền mạnh mẽ trên mạng xã hội những ngày qua.
Nhiều tài khoản trên mạng xã hội còn nói rằng bức ảnh được chụp từ khoảng cách rất xa, người chụp phải sử dụng ống kính chuyên dụng mới có thể ghi lại được khoảnh khắc đó nên không kịp đến cứu chú gấu tội nghiệp.
Tuy nhiên, sự thật về bức ảnh lại hoàn toàn không phải như vậy, và thậm chí nó còn không được chụp ở rừng Amazon.
Chủ nhân của bức ảnh là Zenja Gammer, một designer chuyên photoshop hình ảnh các động vật trong bối cảnh thiên nhiên để gửi đến những thông điệp ý nghĩa.
Bức ảnh chú gấu ở trên được anh đăng tải lên tài khoản instagram của mình từ 5/8, thu hút hơn 2,5 nghìn lượt thích, với mục đích lên tiếng về tình trạng cháy rừng ở Siberia .
Mặc dù chỉ là hình ảnh photoshop nhưng nó đã khiến cho nhiều người rơi nước mắt và nâng cao ý thức bảo vệ môi trường thiên nhiên, bảo vệ rừng.
Như rừng nhiệt đới Amazon, nơi cư trú của 10% loài động vật trên Trái Đất (nhiều loài còn chưa được khoa học khám phá ra) một khi bị cháy không chỉ góp phần khiến hành tinh của chúng ta bị tàn phá, mà còn mang đến cái chết đau đớn cho nhiều loài động vật.
Điều mà ta cần làm lúc này là cùng chung tay thực hiện những hành động thiết thực hơn để ngăn chặn thảm hoạ cháy rừng Amazon tiếp diễn, cứu lấy "lá phổi xanh" của thế giới, nơi góp phần tạo ra 20% oxy trong khí quyển và cũng là tấm khiên vững chắc giúp làm chậm quá trình biến đổi khí hậu bằng những biện pháp dưới đây: