Người dân Ireland vẫn thường kể nhau nghe câu chuyện về những người khổng lồ có khả năng tạo ra một hòn đảo chỉ bằng cách lấy một nắm cát và ném nó ra ngoài biển.
Giáo sư Márta Korbonits cho rằng, những câu chuyện cổ như vậy có một số căn cứ lịch sử. Và thật khó tin, các nhà khoa học đã tìm ra những gì họ đang tìm kiếm bấy lâu nay. Hóa ra, có nhiều người Ireland mắc chứng đột biến gen AIP.
Những đột biến này chính là nguyên nhân dẫn đến chiều cao quá khổ ở một số người. Ở Anh, những trường hợp đột biến này rất hiếm gặp (xác suất khoảng 1/2000 người), còn ở Mid Ulster - Bắc Ireland, những đột biến này lại trở nên phổ biến hơn (tỷ lệ 1/150).
Một trong những người khổng lồ nổi tiếng nhất ở Ireland là Charles Byrne (1761-1783) khi anh cao tới 2,2m. Theo truyền thuyết, những người khổng lồ vô cùng mạnh mẽ, nhưng thực tế lại không như vậy. Họ thường bị các bệnh về tim, các vấn đề về mắt và đau khớp. Nếu không được điều trị đúng cách, hầu hết những người khổng lồ này đều chết trước tuổi 30.
2. Người sói
Có rất ít nguồn gốc về truyền thuyết người sói bởi cuộc sống của họ luôn gắn liền với rừng. Tuy nhiên, người ta đã tìm ra tàn tích khảo cổ học và bức tranh ở hang động về sự kết hợp giữa người và vật từ thời cổ đại. Thời đó, con người luôn muốn trở nên mạnh mẽ hơn. Vì vậy, họ đã chọn cho mình một linh thú và mang hình hài này.
Để ra chiến trường, các chiến binh lựa chọn linh thú mạnh mẽ là con sói. Trước khi chiến đấu, họ sẽ uống loại thuốc ma thuật tác động lên hệ thần kinh khiến họ tưởng mình là những con sói bất khả chiến bại.
Ngoài ra, niềm tin vào sự tồn tại của người sói được hỗ trợ bởi chứng tăng trương lực tình trạng di truyền. Đó là lượng tóc mọc bất thường trên cơ thể và khuôn mặt, hay còn gọi là hội chứng người sói. Cho mãi tới năm 1963, tiến sĩ Lee Illis mới đưa ra tên gọi của loại bệnh này.
Một rối loạn khác liên quan tới tâm lý có tên là Lycanthropy. Đây là chứng ảo tưởng khiến người bệnh nghĩ rằng mình có thể biến thành một loài giữa người và vật. Mọi người cũng tin rằng chứng rối loạn này trở nên mạnh mẽ hơn trong các giai đoạn âm lịch khác nhau.
3. Ma cà rồng
Porphyria là một rối loạn di truyền hiếm gặp (xác suất 1/200.000 người). Nếu một trong hai người là cha mẹ có chứng bệnh này, con của họ có 25% cơ hội mắc phải. Chứng bệnh này gây nên sự mất cân bằng sắc tố, và hemoglobin bắt đầu phân rã bởi tia cực tím. Những người bị bệnh này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi ánh sáng Mặt trời. Vì vậy, thời điểm duy nhất họ có thể đi ra ngoài là vào ban đêm.
Trong những trường hợp nặng hơn, gân người bệnh bị biến dạng khiến những ngón tay co quắp lại. Da quanh môi và lợi bị khô, răng cửa nhô lên và ngả sang màu đỏ. Vì vậy, họ sẽ trông giống như ma cà rồng. Vào thời Trung Cổ, những người mắc bệnh porphyria đều bị thiêu đốt bởi phán quyết của Tòa án dị giáo.
4. Loài rồng
Giả thuyết về mối liên hệ giữa xương khủng long và loài rồng bắt đầu ở Mông Cổ. Tại đây, từ "rồng" được tìm thấy gắn liền với tên các địa lý khác nhau. Điều này là do, ở một số vùng sa mạc Gobi, bất cứ ai cũng có thể tìm thấy xương khủng long bởi chúng nằm hẳn trên bề mặt Trái Đất. Những bộ xương này vẫn còn nhiều ở nơi đây khiến nhiều cuộc khai quật bất hợp pháp diễn ra.
Có một thực tế quan trọng là không có những câu chuyện thần thoại về loại này ở Châu Phi vì không có sự tiếp cận với tàn dư của khủng long nơi đây. Nhưng tại sao chúng ta lại hình dung loài rồng giống như loài bò sát có móng vuốt và vảy? Điều này được giải thích bởi cách chúng ta nhìn nhận sự vật xung quanh.
Bộ khung của chúng trông giống như xương của thằn lằn, rắn và cá sấu hiện đại. Nếu bạn phóng lớn vài lần những con vật này, chúng sẽ giống như con rồng. Cũng nói thêm rằng thằn lằn và rắn đôi khi cũng có hai đầu, giống như một số con rồng trong tưởng tượng hay truyền thuyết.