Sự thật ít người biết về gia tộc sở hữu chuỗi khách sạn đình đám: Vươn lên từ thân phận 'người nhập cư', chi vài tỷ USD mua lại thương hiệu Hyatt sau bản kế hoạch phác thảo trên giấy ăn

Lục Lam |

Gia tộc Pritzker thành lập bởi cụ cố Jacob Pritzker. Ông là người Do Thái nhập cư từ Ukraine vào Mỹ và sáng lập hãng luật Pritzker&Pritzker. Chuỗi khách sạn Hyatt do Abram Nicholas Pritzker và các con trai Jay, Donald, Robert gây dựng đã đưa gia đình này có mặt trong danh sách những gia tộc giàu nhất tại Mỹ.

Ngoài kinh doanh chuỗi khách sạn và resort, nhà Pritzker còn đầu tư và điều hành một số công ty khác, trong đó có Tập đoàn Marmon thuộc lĩnh vực công nghiệp, hãng tín dụng TransUnion, ngân hàng Superior Bank of Chicago, công ty thuốc lá Conwood, và hãng tàu Royal Caribbean. Không chỉ nổi tiếng trong lĩnh vực kinh doanh, một số thành viên của gia tộc này cũng tham gia vào con đường chính trị như bà Penny Pritzker và ông JB Pritzker.

Gia tộc Pritzker là một trong những gia đình giàu có nhất nước Mỹ xuất hiện trong danh sách của Forbes từ năm 1982. Với 11 tỷ phú, 9 thành viên trong gia tộc này cũng xuất hiện trong bảng xếp hạng Forbes 400. Hiện tại, nhà Pritzker đứng thứ 24 trong top gia tộc giàu nhất hành tinh.

Lịch sử của chuỗi khách sạn nổi tiếng – Hyatt, được bắt đầu vào năm 1957. Khi đó, ông Jay Pritzkers là một luật sư và một kế toán viên tại công ty luật của gia đình. Ông có chuyến công tác đến Los Angeles và ngồi ở quán café của Fat Eddie ở Sân bay quốc tế Los Angeles. Khi lưu lại nơi này, ông nhận ra các khách sạn gần sân bay đều không còn phòng trống và quá đông đúc. Hơn nữa, ngay cả khách sạn mà tiệm cafe này thuê địa điểm – Hyatt House, cũng hết phòng.

 Sự thật ít người biết về gia tộc sở hữu chuỗi khách sạn đình đám: Vươn lên từ thân phận người nhập cư, chi vài tỷ USD mua lại thương hiệu Hyatt sau bản kế hoạch phác thảo trên giấy ăn  - Ảnh 1.

Bản vẽ dựng lại Hyatt House vào những năm 1950.

Đúng vào thời điểm đó, ông linh cảm rằng có một thị trường tiềm năng cho khách sạn chất lượng cao, có vị trí gần các sân bay lớn, đặc biệt để giúp ích cho những chuyến công tác. Nảy ra ý tưởng này, Jay đã vẽ một bản thảo kế hoạch nguệch ngoạc trên tờ giấy ăn, đưa ra mức giá là 2,2 triệu USD và sau đó rời đi với tư cách là chủ sở hữu của Hyatt House.

Trong vòng 2 năm sau đó, Pritzker và những người anh em trong gia đình đã xây dựng khách sạn Hyatt gần các sân bay khác. 2 địa điểm đầu tiên được thành lập là gần sân bay San Francisco và Seattle-Tacoma. Các anh trai của Jay là Donald và Robert cũng tham gia nhiều vào những thương vụ làm ăn của ông. Donald là người đóng vai trò quản lý hoạt động của Hyatt và giám sát 6 khách sạn đầu tiên trong chuỗi.

Đến năm 1967, gia đình này đã mở rộng thương hiệu, phát triển thêm các khách sạn khác ngoài những địa điểm gần sân bay. Gia đình nhà Pritzkers đã mua lại một khách sạn tại Atlanta, Georgia và thay đổi thiết kế hiện đại với giếng trời cao 22 tầng, đặt tên là Hyatt Regency. Thương hiệu Regency được thành lập nhằm mục đích thu hút cả khách hàng là doanh nhân, khách du lịch và thậm chí đi đầu xu hướng thiết kế hành lang cao bên ngoài sảnh.

Cùng thời điểm đó, công ty này cũng chính thức niêm yết. Năm 1969, Hyatt mở khách sạn quốc tế đầu tiên tại Hồng Kông với thương hiệu Hyatt Regency. Tuy nhiên, vì cấu trúc đã cũ nên khách sạn này buộc phải dỡ bỏ vào năm 2005 và mở cửa trở lại vào 3 năm sau. Ngoài ra, nhà Pritzkers cũng thành lập một công ty riêng – Hyatt International Corporation để hỗ trợ những nỗ lực mở rộng ra thị trường nước ngoài.

 Sự thật ít người biết về gia tộc sở hữu chuỗi khách sạn đình đám: Vươn lên từ thân phận người nhập cư, chi vài tỷ USD mua lại thương hiệu Hyatt sau bản kế hoạch phác thảo trên giấy ăn  - Ảnh 2.

Khách sạn Hyatt đầu tiên tại Hồng Kông.

Tuy nhiên, biến cố lớn lại tìm đến tập đoàn đang khởi sắc này vào những năm 1970. Donald qua đời vì cơn đau tim khi đang chơi tennis, khi đó ông mới 39 tuổi. Sau đó, anh rể của nhà Pritzkers - Skip Friend Jr., đã thay thế vị trí giám sát của Donald. Một biến cố khác lại xảy đến, khi Friend đã lợi dụng vị trí này để sử dụng hàng trăm nghìn USD làm tiền riêng, theo tạp chí Fortune. Nhằm giải quyết vụ việc, Jay đã chuyển trụ sở chính đến Chicago.

Năm 1979, Jay đã mua lại hoàn toàn cổ phiếu quỹ và tư nhân hóa Hyatt. Bước đột phá đầu tiên của nhà Pritzkers trong lĩnh vực kinh doanh chuỗi khách sạn xa xỉ là khai trương Park Hyatt vào 1 năm sau đó. Grand Hyatt New York – thành lập năm 1980, nổi tiếng với đồng sở hữu là Tổng thống Donald Trump, nhưng sau đó ông đã bán quyền sở hữu cho Pritzker với giá 140 triệu USD vào năm 1996. Thành lập khách sạn ở những địa điểm mới cùng việc đa dạng hóa danh mục đầu tư đã giúp công ty phát triển nhanh chóng.

 Sự thật ít người biết về gia tộc sở hữu chuỗi khách sạn đình đám: Vươn lên từ thân phận người nhập cư, chi vài tỷ USD mua lại thương hiệu Hyatt sau bản kế hoạch phác thảo trên giấy ăn  - Ảnh 3.

Tom Pritzker trở thành chủ tịch điều hành của Hyatt sau khi Jay qua đời.

Dẫu vậy, khi Jay qua đời vào năm 1999, khối tài sản của gia đình cũng ít nhiều chịu ảnh hưởng lớn. Ở thời điểm đó, Forbes ước tính khối tài sản của ông là 13,5 tỷ USD với rất nhiều hoạt động kinh doanh. Năm 1995, con trai ông là Tom chính thức kế nhiệm vị trí lãnh đạo, nhóm lãnh đạo cũng bao gồm Nick và Penny Pritzker.

Sau khi sự ra đi của Jay, gia đình này đã gặp khó khăn về cách chia tài sản. Do đó, họ đã vướng vào cuộc chiến pháp lý suốt gần 1 thập kỷ để giải quyết vấn đề này. Ở thời điểm hiện tại, Tom Prizker vấn là chủ tịch của Hyatt, trong khi những người khác trong gia tộc là nhà sản xuất phim và tham gia vào chính trước. Khi đã giải quyết xong những mâu thuẫn về tài sản, Tom ưu tiên phát triển Hyatt và chuẩn bị niêm yết công ty.

Vào cuối tháng 1/2020, Hyatt Hotels Corporation công bố dự án mới với kế hoạch mở thêm 50 khách sạn và khu nghỉ dưỡng mới ở châu Mỹ vào năm 2020 và xây dựng thêm 140 khách sạn vào năm 2022. Hồi tháng 12 năm ngoái, Hyatt đã công bố hơn 20 khách sạn hạng sang dự kiến sẽ hoạt động trên toàn thế giới vào cuối năm 2020.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại