Sự thật ít biết về nhà độc tài Julius Caesar: Từng nợ như chúa chổm, bị cướp biển bắt cóc

Mỹ Huyền |

Julius Caesar đã có một cuộc đời chính trị, quân sự vĩ đại, một cuộc tình lưu truyền muôn đời và một cái kết tang thương không kém.

Julius Caesar chưa bao giờ thực sự là Hoàng đế, nhưng những dấu mốc của cuộc đời ông gắn liền với những sự kiện lịch sử quan trọng vào thời đó.

1. Gia đình Caesar tuyên bố họ là hậu duệ của các vị thần.

Gia tộc Julia tin rằng họ là dòng máu của Iulus, con trai của hoàng tử thành Troy Aeneas – mẹ của ngài được cho chính là nữ thần Venus.

    2. Cha của Caesar là một người vô cùng quyền lực và gia đình mẹ cũng quan trọng không kém.

Cha của Julius Caesar là toàn quyền của một vùng lãnh thổ ở châu Á và có chị gái kết hôn với Gaius Marinus – một người khổng lồ của nền chính trị La Mã. Còn ông ngoại của Caesar là quan chấp chính tối cao của La Mã.

3. Khi cha đột nhiên qua đời năm 85 TCN, Julius Caesar khi đó mới 16 tuổi buộc phải đi trốn, gia nhập quân đội để tránh bị nhà cầm quyền mới Sulla báo thù.

4. Gia tộc của Caesar duy trình quyền lực nhiều thế hệ sau khi ông mất. Hoàng đế La Mã Tiberius, Claudius, Nero và Caligula đều liên quan đến ông.

5. Một sứ mệnh ngoại giao ở Bithynia vào năm 80 TCN đã ám ảnh Julius Caesar suốt phần đời còn lại.

Ông được cử đi để tìm sự giúp đỡ từ hải quân của vua Nicomedes IV, nhưng mất nhiều thời gian đến mức người ta đồn ông với nhà vua có tình cảm với nhau. Kẻ thù của Caesar sau này còn chế giễu ông là “nữ hoàng của Bithynia”.

Sự thật ít biết về nhà độc tài Julius Caesar: Từng nợ như chúa chổm, bị cướp biển bắt cóc - Ảnh 1.


6. Năm 75 TCN, khi vượt biển Aegean, Caesar bị cướp biển bắt cóc.

Ông nói với bọn chúng là tiền chuộc ít quá và thề sẽ đóng đinh chúng khi được tự do. Đám cướp biển nghĩ đó là trò đùa, nhưng không, sau này khi Caesar lĩnh xướng một hạm đội, ông đã tóm được lũ cướp và thực hiện lời thề của mình – với một lòng nhân đạo là cắt cổ chúng trước.

7. Sau khi Sulla chết, Julius Caesar trở về Rome sống trong một khu phố của dân lao động, cạnh một khu đèn đỏ nổi tiếng. Tất cả tài sản của Caesar đã bị Sulla tịch thu trước đó. Để kiếm tiền, ông chuyển sang lĩnh vực tòa án, trở thành một luật sư được đánh giá cao và đặc biệt thích truy tố quan chức tham nhũng.

8. Khi ở Tây Ban Nha, Julius Caesar nhìn thấy một bức tượng của Alexander Đại đế, ông cảm thấy thất vọng vì khi bằng tuổi ông lúc đó, Alexander đã là nhà chinh phục vĩ đại được cả thế giới biết.


Sự thật ít biết về nhà độc tài Julius Caesar: Từng nợ như chúa chổm, bị cướp biển bắt cóc - Ảnh 2.

9. Sự nổi tiếng và làm chính trị khá tốn tiền ở Rome. Năm 61 TCN, Julius Caesar trở thành toàn quyền một vùng lãnh thổ rộng lớn ở Tây Ban Nha, tại đây tài năng quân sự của ông được thể hiện. Nhưng, ông buộc phải rời Tây Ban Nha trước khi hết nhiệm kỳ, bị truy tố vì các khoản nợ cá nhân.

Trước đó năm 65 TCN, vì biết sự nổi tiếng ở Rome mua được bằng tiền, nên dù đang nợ như chúa chổm, Julius Caesar vẫn tổ chức một cuộc võ sĩ giác đấu khổng nổ để mua vui cho quần chúng.

Caesar tìm kiếm bạn bè giàu có để thực hiện tham vọng của mình. Cuối cùng , ông được Marcus Licinius Crassus - người giàu nhất Rome (thậm chí là thuộc top giàu nhất lịch sử ở một số lĩnh vực) trả nợ hộ.

    10. Nợ nần là một trong những động lực lớn nhất trong sự nghiệp của Caesar.

Cuộc chinh phục Gaul của Julius Caesar có một phần là vì tài chính. Một trong những cải cách đầu tiên của Caesar khi thành nhà độc tài là thông qua luật cải cái nợ và xóa được ¼ số nợ của ông.

    11. Năm 49 TCN, chỉ với việc bước qua một con sông nhỏ, Julius Caesar đã bắt đầu một cuộc nội chiến kéo dài và đẫm máu.

    12. Mối tình của Caesar và nữ hoàng Cleopatra bắt đầu từ cuộc nội chiến và kéo dài đến 14 năm là một trong những chuyện tình nổi tiếng nhất lịch sử.

Sự thật ít biết về nhà độc tài Julius Caesar: Từng nợ như chúa chổm, bị cướp biển bắt cóc - Ảnh 4.

    13. Không thể ăn mừng chiến thắng những người đồng hương La Mã, Caesar tổ chức lễ tôn vinh ở nước ngoài với quy mô khổng lồ: 400 con sư tử bị giết, cho hải quân chiến trong các trận chiến quy mô nhỏ với 2000 tù nhân bị bắt chiến đấu tới chết.

    14. Nâng cao quyền lực và vinh quang của Rome luôn là mục tiêu hàng đầu của Caesar, nhưng ông cũng thấy được Rome quá lớn cho một chính phủ cộng hòa.

    15. Julius Caesar biến mọi người thuộc địa đến đế chế thành “người La Mã” bằng cách cấp quyền công dân cho họ.

    16. Ông bị ám sát bởi một nhóm 60 người và bị đâm 23 nhát vào ngày 15/3.

    17. Luật lệ của Caesar là một phần của tiến trình đưa La Mã từ cộng hòa thành đế chế. Ông cũng là người La Mã đầu tiên được phong thánh.

    18. Julius Caesar chưa bao giờ thực sự xâm lược Anh, nhưng ông là người khiến đảo quốc này được thế giới biết đến.


Sự thật ít biết về nhà độc tài Julius Caesar: Từng nợ như chúa chổm, bị cướp biển bắt cóc - Ảnh 5.

    19. Ảnh hưởng lịch sử của Caesar tăng lên nhất nhiều qua tác phẩm của ông. Một vài tài liệu lịch sử về ông được chính ông viết.

    20. Julius Caesar là hình tượng truyền cảm hứng cho cả kẻ thù của ông và các nhà cầm quyền khác sau này.

Tượng của ông được đặt cạnh các nhà vua cũ của Rome, ông được coi như một đấng thượng tôn của một giáo phái mà vị “linh mục” tối cao là Mark Anthony.

Những từ gọi nhà độc tài như Tzar và Kaiser đều lấy từ tên Caesar. Từ phát xít (fascist) có nguồn gốc từ fasces – hình ảnh biểu tượng của bó gậy La Mã, cùng với nhau chúng ta mạnh mẽ hơn.

Nguồn: Historyhit

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại