Nguồn gốc ra đời đầy bất ngờ của khoai tây chiên

Mạnh Kiên |

Sự ra đời của khoai tây chiên và hình dáng yên ngựa của nó đã đòi hỏi những tính toán và ứng dụng khoa học rất lớn.

Phát minh thú vị

Không nghi ngờ gì nữa, khoai tây chiên là một trong những món ăn nhẹ (snack) phổ biến nhất không chỉ ở Mỹ mà còn ở trên toàn thế giới. Khoai tây chiên và những biến thể khác của snack luôn là đồ ăn khoái khẩu mà không chỉ trẻ em mà người lớn đều ưa thích.

Ít người biết rằng khoai tây chiên đã tồn tại hàng thế kỷ và quá trình phát triển của chúng cũng có rất nhiều điều thú vị. Như đã biết, một trong những vấn đề mà chúng ta thường gặp phải khi sản xuất các món ăn nhẹ là chúng khó bảo quản. Tương tự như vậy, khoai tây chiên là món ăn ngon nhưng chúng cũng rất dễ hỏng.

Đây là một vấn đề tồi tệ đối với sản xuất hàng loạt và cho quá trình vận chuyển đi khắp nơi. Điều này cũng là vấn đề chung phổ biến với thực phẩm dành cho binh lính.

Do đó, nhu cầu về một món ăn dễ bảo quản, để được lâu là điều cần thiết. Cũng giống như nhiều phát minh mang tính đột phát khác, lại một lần nữa quân đội có công lớn trong việc này.

Để giúp khoai tây chiên bảo quản dễ hơn, một dự án hợp tác giữa Quân đoàn Vật tư Mỹ và Bộ Nông nghiệp Mỹ USDA đã được tiến hành. Mục đích của dự án là thực hiện khử nước các mảnh khoai tây sau đó biến chúng thành khoai tây chiên.

Dự án có hai giai đoạn và phải trải qua nhiều bước mới có thể tạo nên sản phẩm. Đầu tiên, khoai tây phải được nghiền và khử nước thành những mảnh nhỏ. Sau đó, những mảnh này được trộn với các chất phụ gia khác, bao gồm bột mì, dầu thực vật và gia vị. Sau đó hỗn hợp được tạo hình, nấu chín và đóng hộp.

Nghe thì đơn giản nhưng quá trình phát triển của những miếng khoai tây chiên đó đã phải mất nhiều năm và quy tụ một hàm lượng khoa học đáng kinh ngạc.

Ví dụ, miếng khoai tây phải được tính toán để làm mỏng nhẹ hết mức, với hình dáng cong như chiếc yên ngựa để giúp chúng không bị quá giòn và giữ hình dáng nguyên vẹn. Tuy nhiên, nhà hóa học làm ra tạo hình này lại tạo ra những miếng khoai tây có mùi vị khủng khiếp.

Thiết kế của nhà hóa học đó vẫn được giữ nguyên, nhưng được giao cho một chuyên gia khác để cải thiện công thức và hương vị để giúp chúng ngon hơn và trở thành thương hiệu Pringles nổi tiếng.

Nguồn gốc ra đời đầy bất ngờ của khoai tây chiên - Ảnh 1.

Đa dạng hương vị

Ngày nay, mỗi miếng khoai tây chiên chỉ chứa 42% hàm lượng khoai tây, dẫn đến cuộc chiến pháp lý về quyền được gọi là "khoai tây chiên" (chips) và "khoai tây chiên giòn" (crisps) ở Mỹ và Vương quốc Anh. Cuối cùng, những miếng khoai tây mắc kẹt với cái tên "khoai tây chiên giòn" (potato crisps) ở Mỹ.

Ở thời điểm hiện tại, chúng ta thấy những lon khoai tây chiên Pringles chẳng có gì đặc biệt, nhưng khi chúng được giới thiệu lần đầu tiên vào cuối những năm 1960, khoai tây đóng hộp là một điều kỳ lạ.

Trên thực tế, chúng được mệnh danh là "khoai tây chiên mới" vì có các đặc trưng độc đáo. Về sau này, hàng loạt thương hiệu khoai tây chiên khác cũng ra đời với hình dáng tương tự. Có thể nói, khoai tây chiên trở thành món ăn vặt phổ biến chính là nhờ vào một ứng dụng của lĩnh vực quân sự.

Trong 12 năm, hương vị ban đầu luôn là độc nhất, nhưng đến giữa những năm 80, nhiều hương vị mới được giới thiệu. Ở Mỹ, chúng ta thường thấy các hương vị như muối và giấm, kem chua và hành tây, phô mai cheddar, và thịt nướng. Tuy nhiên, có rất nhiều hương vị của Pringles được giới thiệu trên thế giới.

Ở một số nơi có các hương vị độc quyền như cocktail tôm, wasabi và cà ri - thường xuất hiện ở Vương quốc Anh và Ireland. Các hương vị theo mùa cũng được giới thiệu, chẳng hạn như vị pizza, cánh gà nướng, hành hoa, dưa muối thì là, và món bánh kiểu Mexico.

Trong khi đó, châu Á cũng có các hương vị theo mùa như rong biển, việt quất, hạt dẻ và cua lột.

Dù thích hay không, khoai tây chiên cũng được coi là một phát minh thú vị trong lĩnh vực bảo quản thực phẩm.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại