Cảnh ăn uống không hề thiếu trong phim, đặc biệt trong nhiều bộ phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta thường xuyên được chiêm ngưỡng những bữa tiệc vô cùng thịnh soạn.
Tuy nhiên, vấn đề kinh phí luôn là ưu tiên hàng đầu của các đoàn phim. Dù là những tác phẩm lớn, được đầu tư tiền "khủng" thì vẫn cần phải chi tiêu cho hợp lý.
Đây cũng là lý do khiến những bữa ăn trong phim dù trông có xa hoa đến mấy cũng không hẳn là "đồ thật".
Bữa tiệc trông thịnh soạn thế này thôi, nhưng đồ ăn trên bàn phần lớn là đồ giả.
Bởi vì thức ăn để lâu sẽ ôi thiu và biến màu, nhất là vào những ngày nắng nóng thức ăn bị hỏng rất nhanh, vậy nên để tránh tình trạng này, nhiều đoàn phim đã sử dụng thức ăn bằng nhựa để thay thế.
Diễn viên Tưởng Hân - người thủ vai An Lăng Dung của Chân Hoàn Truyện từng tiết lộ, gà, vịt, cá, bò trong phim đều là giả cả. Ung Chính gia cũng từng cắn phải con tôm nhựa.
Khi quay cảnh vua chúa dùng bữa, đồ ăn trên bàn đôi lúc phải đặc tả. Khi đó, các món ăn phải là "đồ thật". Nhưng dù có là thật đi chăng nữa thì diễn viên cũng không thể ăn dễ dàng được, bởi các cảnh quay đều phải thực hiện nhiều lần, đồ ăn đợi đến khi set up cảnh trí xong thì cũng đã biến chất!
Lưu Đức Hoa cũng từng ăn phải chân gà mua từ lúc 10h trong cảnh quay lúc 5h chiều, nhưng vẫn phải diễn như thể ăn sung sướng lắm.
Ngoài ra, những món ăn trên bàn cũng không thể tùy tiện gắp, bởi cảnh quay không phải quay một đúp là được, nếu diễn viên diễn không đạt, cảnh ăn sẽ phải quay lại từ đầu.
Nhưng đồ trên đĩa lại không thể vơi, trông sẽ rất xấu, vậy nên diễn viên chỉ cho đồ ăn vào miệng, nhưng không nuốt. Sau khi quay xong, họ phải nhả đồ ăn ra, đặt lại vào đĩa, cứ như vậy cho đến khi quay đạt mới thôi.
Với những đạo cụ "sống" như cá sống hay thịt lợn, thì thịt cá phải chuẩn bị từ rất sớm để có thể mang đến phim trường. Tuy nhiên, cá sống để tới chiều thì cũng đã thành cá chết.
Đồ ăn trong phim thường bị ô thiu vì phải quay lại nhiều lần.
Về phần các diễn viên quần chúng, nếu phải quay cảnh ăn đồ ăn của họ hầu hết đều là đồ cơm hộp.
Ví dụ như Thần điêu đại hiệp có cảnh Tiểu Long Nữ ngồi trong tiệm cơm buồn bã, những người xung quanh thì vui vẻ uống rượu ăn uống, song những món ăn trên bàn của họ chỉ là cơm hộp được bày ra đĩa mà thôi.
Cơm là món ăn được các đoàn phim thích sử dụng nhất.
Cơm trắng là một trong những món ăn được các đoàn phim sử dụng thường xuyên nhất. Bởi khi quay, nếu diễn viên có ăn vài hạt cơm, thì bát cơm cũng chẳng vơi, không dễ bị nhận ra, tiện cho việc quay lại. Hơn nữa, động tác ăn cơm cũng rất nhỏ nhẹ, không ảnh hưởng mỹ quan.
Vịt quay cũng thường xuyên được sử dụng trong các bộ phim Trung Quốc.
Vịt quay cũng là món ăn được các đoàn phim cổ trang ưa thích. Một con vịt to, dù có ăn vài miếng ở mặt này thì vẫn có thể lật sang mặt khác để quay tiếp.
Hơn nữa, sắc vịt quay đậm đà mỡ màng, nếu có ôi thiu cũng không bị phát hiện ra, trong khi các món rau bị hỏng sẽ đổi màu, còn các loại thịt lợn, bò phần lớn sẽ bị khô quắt lại.
Đoàn phim Hoa Thiên Cốt để Triệu Lệ Dĩnh ăn quả trứng, sau mới dùng hiệu ứng biến quả trứng thành bánh bao.
Ngược lại, món ăn không được ưa thích nhất là bánh bao, vì chỉ cắn một miếng là phải thay cái khác.
Ngoài ra, mỳ cũng là món ăn bị các đoàn phim "ghét bỏ" nhất. Thứ nhất, ăn mỳ sẽ phát ra tiếng động, thứ hai, mỳ để lâu sẽ bị chương, nếu quay nhiều lần phải đổi bát khác, ngoài ra, động tác ăn mỳ cũng không hề đẹp mắt.
Chuyện ăn uống trên phim trông thì sung sướng, thoải mái nhưng thực ra chẳng sảng khoái chút nào. Thế mới biết, làm diễn viên đâu có dễ, ăn uống mà cũng phải "diễn sâu"!
Những cảnh phim kinh điển, hoành tráng được tạo ra như thế nào?