Cách thành phố Nagasaki khoảng 15 km là một hòn đảo bị bỏ hoang, vắng bóng người ở nhưng lại chìm trong những điều bí ẩn. Đảo Hashima, từng là thánh địa khai thác than trên biển, hòn đảo này là một đại diện rõ nét cho quá trình công nghiệp hóa nhanh chóng của Nhật Bản.
Trên thực tế, hòn đảo này còn được gọi là Gunkanjima (có nghĩa là Đảo Chiến hạm), sở dĩ nó có cái tên như vậy là do hình dáng của hòn đảo này rất giống với một con tàu thiết giáp hạm của Nhật Bản. Về mặt lịch sử, đảo Hashima chính thức hoạt động như một cơ sở khai thác than từ năm 1887 cho đến năm 1974.
Tuy nhiên, khi trữ lượng than bắt đầu cạn kiệt và dầu mỏ bắt đầu thay thế than, hòn đảo này đã buộc phải đóng cửa và những người sinh sống tại đây cũng rời đi.
Sau đó, đảo Hashima đã bị bỏ qua trong gần ba thập kỷ. Nhưng khi những bức tường bê tông bị bỏ hoang dần sụp đổ theo thời gian và hệ thực vật phát triển mạnh mẽ, hòn đảo đổ nát này đã thu hút sự chú ý của những người quan tâm đến sự nguyên vẹn của các di tích lịch sử.
Than được phát hiện lần đầu tiên trên đảo vào khoảng năm 1810, và hòn đảo này có người sinh sống liên tục từ năm 1887 đến năm 1974 như một cơ sở khai thác than ở đáy biển. Mitsubishi Goshi Kaisha đã mua hòn đảo này vào năm 1890 và bắt đầu khai thác than từ các mỏ dưới biển, trong khi đê chắn biển và quá trình khai hoang lấn biển (đã làm tăng gấp ba lần kích thước của hòn đảo) được tiến hành xây dựng.
Tuy nhiên, quá khứ của đảo Hashima không đơn giản như vậy.
Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã đưa những dân thường Hàn Quốc nhập ngũ và tù nhân chiến tranh Trung Quốc tới đây để làm lao động cưỡng bức. Theo những gì chúng ta biết được hiện nay, trong khoảng thời gian đó, hòn đảo này được coi là địa ngục trần gian, ước tính khoảng 1.300 công nhân đã chết trên đảo từ những năm 1930 đến khi chiến tranh kết thúc do điều kiện làm việc không an toàn, suy dinh dưỡng và kiệt sức.
Bốn hầm mỏ chính (với độ sâu lên tới 1 km) đã được xây dựng, với một hầm trong đó thực sự kết nối Hashima với một hòn đảo lân cận. Từ năm 1891 tới năm 1974, khoảng 15,7 triệu tấn than được khai thác trong các mỏ có nhiệt độ 30 độ C và độ ẩm 95%.
Than lần đầu tiên được phát hiện trên hòn đảo rộng 16 mẫu Anh này vào đầu những năm 1800. Trong những nỗ lực nhằm bắt kịp các cường quốc thuộc địa phương Tây, Nhật Bản bắt đầu giai đoạn phát triển công nghiệp nhanh chóng từ giữa những năm 1800 và đảo Hashima được sử dụng để cố gắng hiện thực hóa nỗ lực này.
Sau khi Mitsubishi mua hòn đảo này vào năm 1890, công ty đã xây dựng, phát triển các tường chắn sóng và bắt đầu khai thác than với tư cách là hoạt động khai thác than dưới biển lớn đầu tiên của Nhật Bản.
Năm 1916, công ty xây dựng tòa nhà bê tông cốt thép lớn đầu tiên của Nhật Bản (một khối căn hộ 7 tầng dành cho thợ mỏ), để phù hợp với hàng ngũ công nhân đang phát triển của họ. Bê tông được sử dụng đặc biệt để bảo vệ chống lại sự phá hủy của bão nhiệt đới. Trong 55 năm tiếp theo, nhiều tòa nhà được xây dựng, bao gồm các khối chung cư, trường học, trường mẫu giáo, bệnh viện, tòa thị chính và trung tâm cộng đồng. Để phục vụ nhu cầu giải trí, một câu lạc bộ, rạp chiếu phim, phòng tắm cộng đồng, hồ bơi, khu vườn trên tầng mái, cửa hàng và phòng chơi pachinko được xây dựng cho các thợ mỏ và gia đình của họ.
Năm 1916, một khu chung cư bảy tầng (tòa nhà bê tông cốt thép lớn đầu tiên của Nhật Bản) được xây dựng cho những người thợ mỏ trên đảo. Theo đó, những công trình khác như trường học và bệnh viện cũng dần được xây dựng để việc khai thác than có thể ổn định hơn.
Bản đồ chỉ ra đảo Hashima.
Theo thời gian, hòn đảo này đã phát triển mạnh và trở thành một trong những cơ sở khai thác than quan trọng của Nhật Bản trong quá khứ, vào năm 1959, dân số trên hòn đảo này đã đạt đến 5.259 người.
Vào những năm 1960, các mỏ than trên khắp đất nước Nhật Bản bắt đầu đóng cửa vì dầu mỏ lúc này đã thành nguồn thay thế số một. Vào tháng 1 năm 1974, Mitsubishi đã đóng cửa các mỏ tại đảo Hashima.
Tất nhiên, khi các hoạt động ngừng hoạt động, mọi người cũng sẽ phải rời đi. Chỉ trong ba tháng, hòn đảo này đã bị xóa sổ mọi hoạt động. Theo đó các công trình kiến trúc sau khi hòn đảo bị bỏ hoang cũng dần sụp đổ và trở thành những đống đổ nát theo thời gian.
Bắt đầu từ những năm 1930 và cho đến khi kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai, các thường dân nhập ngũ của Hàn Quốc và tù nhân chiến tranh Trung Quốc bị buộc phải làm việc trong điều kiện rất khắc nghiệt và đối xử tàn bạo tại cơ sở của Mitsubishi như những người lao động cưỡng bức theo chính sách tổng động viên thời chiến của Nhật Bản. Trong thời gian này, ước tính có khoảng 1.300 người lao động từng nhập ngũ đã chết trên đảo do nhiều mối nguy hiểm khác nhau, bao gồm tai nạn dưới hầm, kiệt sức và suy dinh dưỡng.
Ngay cả sau khi dân số giảm xuống 0, Mitsubishi vẫn duy trì quyền sở hữu hòn đảo cho đến năm 2002, họ đã tự nguyện chuyển hòn đảo này trực thuộc thị trấn Takashima. Hiện tại, thành phố Nagasaki, nơi đã sáp nhập thị trấn Takashima vào năm 2005, có toàn bộ thẩm quyền trên đảo.
Trong quá khứ, đã có hàng nghìn phụ nữ, đàn ông và trẻ em sinh sống và làm việc trên hòn đảo này, họ khai thác các mỏ than dưới biển, góp phần vào sự tăng trưởng nhanh chóng của công nghiệp Nhật Bản vào cuối thế kỷ 19. Ngày nay, nó trở thành một điểm du lịch nổi tiếng, một địa điểm có hình dạng giống như một tàu khu trục hải quân.
Diện tích chỉ 6,3 ha, nhưng Gunkanjima có đến 71 tòa nhà, cao ốc, dây chuyền mỏ than. Thời kỳ đỉnh điểm vào năm 1959, hòn đảo đã từng là nơi đông đúc nhất thế giới, chật chội đến mức hơn 5.000 con người phải chen chúc trong một tòa nhà có diện tích khoảng 0,16km vuông. Hòn đảo này cũng chính là nguồn cảm hứng của phim Đảo địa ngục do Hàn Quốc sản xuất năm 2017.