Bài viết là lời tâm sự của Dương Chí, 38 tuổi, được đăng tải trên Toutiao (MXH Trung Quốc).
Tôi là Dương Chí, 38 tuổi, sống tại Vũ Hán (Trung Quốc). Dù bận công việc nhưng đầu năm mới, tôi vẫn cố gắng thu xếp để tham gia họp lớp với các bạn cấp 3 sau 20 năm ra trường. Dù làm việc chăm chỉ nhưng công việc hiện tại của tôi không tốt lắm, có thời điểm, tôi nghĩ mình không thể vực dậy nổi.
Trong buổi hợp lớp vào dịp đầu năm mới, tôi nhận ra nhiều bài học cuộc sống. Hóa ra, được chơi cùng những người bạn chất lượng cao là một cuốn bách khoa toàn thư. 20 năm sau khi tốt nghiệp, khoảng cách giữa chúng tôi đã vô cùng lớn. Dưới đây là 3 nguyên nhân mà tôi cho rằng tạo nên sự khác biệt đó.
1. Học tập - cách tốt nhất để thay đổi cuộc sống
Minh Huy - bạn tôi trước đây gia cảnh nghèo khó. Thế nhưng, cậu ấy không bao giờ mặc cảm mà luôn nỗ lực vươn lên. Minh Huy dành được học bổng 100% tại một trường đại học có tiếng, sau đó lại dành học bổng Thạc sĩ tại Singapore. Dù sau này đạt được một số thành tựu nhất định trong công việc nhưng cậu ấy vẫn như xưa - luôn chăm chỉ và khiêm tốn.
Từ câu chuyện của Minh Huy, tôi nhận thấy, gia cảnh nghèo khó chẳng phải là điều cản trở quá lớn. Nhờ dựa vào nỗ lực, sự kiên trì cùng tâm thế lạc quan, chúng ta vẫn hoàn toàn có thể thay đổi cuộc sống, số phận. Người có tài thực ra là người có tinh thần học hỏi cao, chịu khó học hỏi, không bao giờ bỏ cuộc.
Nhìn lại công việc nhiều nút thắt, tôi thấy mình thật tệ khi thường xuyên than thở, trách móc số phận, đổ lỗi cho sự bất công và kém may mắn. Tôi chưa bao giờ nghĩ rằng mình phải biết vượt qua khó khăn, chuyển hóa năng lượng tích cực.
2. Bộ óc thông minh và con mắt nhìn xa trông rộng - điều khiến bạn phát triển tại nơi làm việc
Mỗi người đều có cuộc đời riêng, số phận riêng. Có bạn trước đây đạt thành tích học tập xuất sắc ở trường nhưng sau khi tốt nghiệp dần trở nên tầm thường. Có bạn có thành tích học tập ở mức trung bình nhưng nhờ nỗ lực lại đạt được những thành tựu đáng ngưỡng mộ.
Điều đó để thấy rằng, xã hội khác trường học. Dù từng học giỏi đến mấy nhưng không nỗ lực, không biết chớp thời cơ, bạn sẽ trở nên nhạt nhòa. Mỗi công ty, mỗi công việc lại có những yêu cầu khác nhau, vì thế chúng ta luôn phải đối mặt với những thách thức mới. Bạn cần có khả năng phán đoán, cân bằng mới sớm đạt thành công.
Nếu bạn có thể nghĩ về ngày mai ngay hôm nay và có một kế hoạch dài hạn, bạn sẽ vượt qua được mọi thử thách.
3. Mối quan hệ chất lượng cao - thứ quyết định tương lai
Tiêu Chu - bạn tôi đã có bước chuyển việc ngoạn mục. Sau 10 năm làm ở công ty cũ, nhờ mối quan hệ tốt, cậu ấy chuyển sang công ty mới và giữ chức vụ Giám đốc Marketing. Ở cương vị mới, Tiêu Chu có thu nhập khá hơn, nhiều thách thức hơn nhưng cũng đồng nghĩa với việc có nhiều cơ hội hơn. Đôi khi sự thành công bất ngờ đến từ những mối quan hệ chất lượng cao mà bạn không ngờ tới.
Một số người không chú ý đến việc họp lớp, hoặc cho rằng mối quan hệ giữa các bạn cùng lớp không quan trọng lắm. Nhưng thực chất, mọi người hoàn toàn có thể hợp tác trong công việc, mở ra nhiều cơ hội phát triển.
Khi giao tiếp với mọi người, bạn có thể áp dụng nguyên tắc "đòn bẩy", nghĩa là khi họ gặp khó khăn, bạn hãy dùng giúp đỡ trong khả năng. Đồng thời, nếu bạn gặp thách thức, khúc mắc, bạn hoàn toàn có thể nhờ mọi người xung quanh hỗ trợ để cùng nhau đạt lợi ích. Xây dựng mối quan hệ lành mạnh, chất lượng cao là vũ khí lợi hại giúp chúng ta phát triển.
Sau buổi họp lớp, tôi thấy bất kể những người đã thành công hay đang chạy đua với cơm áo gạo tiền đều nên bớt đi lo âu để thêm niềm vui. Thành công khó đo lường, chỉ cần mỗi người đạt được mục tiêu của mình thì đó chính là thành công. Chỉ cần chúng ta không bỏ cuộc, đó cũng là thành công, không nên áp đặt hay tự tạo áp lực quá cho mình.