Thủ tướng Anh Winston Churchill (1874 – 1965) từng nói, điều duy nhất khiến ông kinh sợ trong hai cuộc đại chiến là hiểm họa mang tên tàu ngầm U-Boat.
Thực vậy, trong cả hai cuộc đại chiến thế giới, tàu ngầm quân sự U-Boat của Đức đã đánh chìm rất nhiều tàu chiến và thương thuyền của các nước đối phương ở khắp các đại dương trên thế giới.
Với mục tiêu đánh chìm và tiêu diệt hoàn toàn các chuyến tàu vận tải tiếp tế của Anh và Mỹ đến các đảo thuộc quần đảo Anh, tàu ngầm U-Boat của Đức trở thành "cơn ác mộng" khủng khiếp của nhiều quốc gia mỗi khi họ di chuyển trên biển.
U-boat: "Sát thần" đầy uy lực của Đức trên khắp đại dương
Có thể nói, U-Boat là niềm tự hào của Hải quân Đức trong cả hai cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1914 - 1918) và thứ hai (1939 - 1945).
Chỉ tính riêng Thế chiến I, Đức đã sở hữu 360 tàu ngầm U-Boat. Mặc dù bị đánh chìm 178 chiếc, nhưng những tổn thất mà quân Đức gây cho quân đối phương vô cùng khủng khiếp: 395 chiếc (trong đó có 3 thiết giáp hạm, 17 tàu sân bay, 32 tàu tuần dương, 122 khu trục hạm và hơn 30 tàu ngầm) bị đánh chìm hoàn toàn.
Tàu ngầm U-Boat của Đức từng là nỗi kinh hoàng trên các đại dương của tàu ngầm, tàu chiến đối phương. Hình minh họa.
Chưa hết, "hạm đội" U-Boat của Đức còn đánh chìm 5.000 tàu vận tải, chôn vùi 20 triệu tấn hàng tiếp tế của đối phương xuống đáy đại dương.
Thế chiến II bùng nổ, tàu ngầm U-Boat của Đức lại tiếp tục là nỗi đe dọa khủng khiếp của quân Đồng Minh, trở thành "cánh tay đắc lực" cho trùm phát xít Adolf Hitler.
Tính đến thời điểm cuộc đại chiến thứ hai kết thúc, Đức sở hữu lượng tàu ngầm khổng lồ: 1.162 chiếc U-Boat.
3.500 tàu của quân Đồng Minh (bao gồm tàu chiến, tàu vận tải) bị U-Boat đánh chìm, hơn 30.000 lính hải quân thiệt mạng.
Đứng trước những màn tấn công như vũ bão của U-Boat, lực lượng Đồng Minh quyết hành động. Năm 1943, Đồng Minh chính thức mở chiến dịch tìm và diệt U-Boat trên khắp các đại dương.
Họ huy động toàn bộ các phương tiện hiện đại thời đó, bao gồm tàu ngầm, máy bay ném bom cùng các chiến thuật chống ngầm như sử dụng sonar, radar; cũng như sử dụng hệ thống phá mã Enigma của Đức để "tổng lực" chống lại tàu ngầm U-Boat của quân Đức quốc xã.
Với việc Mỹ tham chiến, quân Đồng Minh như "hổ mọc thêm cánh" đã xoay chuyển cục diện, khiến U-Boat phải chịu những tổn thất không thể cay đắng hơn: 793 chiếc tàu ngầm U-Boat bị đánh chìm, gần 30.000 lính hải quân phải bỏ mạng. Chưa hết, các xưởng đóng tàu ngầm U-Boat cũng bị bom dội tan nát.
Tính đến đầu tháng 12/1944, quân Đức và Hitler rơi vào thế bất lợi khi đoàn quân U-Boat từng một thời gieo rắc nỗi kinh hoàng trên các đại dương giờ phải chịu cảnh thất bại cay đắng.
Các cuộc tấn công đáp trả như vũ bão trên cạn, trên không tiếp tục đưa Đức vào thế bị động. Lúc này, Hitler thực hiện một chiến dịch tối mật cuối cùng với hi vọng xoay chuyển cục diện cuộc chiến.
Chiến dịch đó mang tên...
"Chiến dịch Caesar"
Chiếc tàu ngầm ký hiệu U-864 của Đức quốc xã chính là chiếc U-Boat nhận nhiệm vụ tối mật trong chiến dịch mang bí danh "Caesar". Nó nhận lệnh chở 61 tấn thủy ngân đến Nhật để sản xuất vũ khí; và động cơ phản lực cho những chiếc tiêm kích đầu tiên của Đức.
Có thể nói, chiến dịch Caesar là "con át chủ bài" cuối cùng của Hitler, với hi vọng xoay chuyển tình thế. Tuy nhiên, Hitler không ngờ rằng, chuỗi thất bại cay đắng của tàu ngầm Đức U-Boat trong Thế chiến II là "điềm báo" cho U-864 xấu số.
Để rồi về sau, người ta gọi nó với những cái tên, "nấm mồ chiến tranh", "bom hẹn giờ", "hiểm họa dưới biển sâu".
Điềm báo cho con tàu U-864 xấu số.
U-864 không đơn giản là một chiếc tàu ngầm U-Boat thông thường: Tổng chiều dài của tàu lên tới 9om, và có tốc độ khủng khiếp là 38,5 km/giờ.
Ngày 5/12/1944, tàu ngầm U-864 rời cảng Kiel lên đường thực hiện sứ mệnh có 1-0-2. Theo kế hoạch, U-864 từ Kiel, vòng qua châu Phi để đến châu Á, tiếp cận Nhật Bản và trao hàng.
Vì chở thủy ngân và đi qua vùng biển có nhiều tàu ngầm của quân Đồng Minh, nên thuyền trưởng Wolfram và thủy thủ đoàn hiểu được họ đang mang sứ mệnh nguy hiểm trong hàng tháng trời di chuyển dưới lòng biển.
Sau gần 1 tuần, tàu ngầm U-864 đã tiến đến bờ biển phía nam của Na Uy. Vì lo lắng bị quân Đồng Minh phát hiện và đánh chìm, thuyền trưởng tàu hạ lệnh di chuyển sâu dưới làn nước.
Không may, tàu va chạm với đáy biển. Mặc dù tàu ngầm bị hỏng hóc không đáng kể hay thủy ngân không bị rò rỉ, nhưng mọi động thái của U-864 đều không qua nổi "mắt" của Không lực và Hải quân Hoàng gia Anh.
Tất cả các chuyên gia giải mã của Anh đã thu được hết các tín hiệu truyền qua radio. Nhờ đó, họ biết giải mã thành công và biết rất nhiều thông tin về chiến dịch ngầm "Caesar" mà Đức quốc xã đang âm mưu thực hiện.
Sau khi va chạm với đáy biển, U-864 buộc phải đến căn cứ Hải quân Đức ở Bắc Đại Tây Dương (nằm ở thành phố cảng Bergen của Na Uy) để sửa chữa cho hoàn thiện.
Ngay sau đó, Không lực Hoàng gia Anh hạ lệnh cho 32 máy bay ném bom Lancaster nhằm rải bom quy mô lớn xuống Bergen, phá hủy bến tàu ngầm Bruno, nơi U-864 đang ẩn náu.
Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu ngầm HMS Venturer đến để tiêu diệt U-864.
Được đà xông lên, Hải quân Hoàng gia Anh điều tàu ngầm HMS Venturer do thuyền trường James "Jimmy" S. Launders chỉ huy, nhận nhiệm vụ "đánh úp" tàu ngầm U-864.
Sau 3 giờ phục kích, HMS Venturer phát hiện ra vị trí của U-864 mặc dù U-864 đã dùng chiến thuật đi theo đường zigzag để tránh bị phát hiện.
Hơn nữa, U-864 lại không phát hiện ra mối nguy hiểm cận kề. Đây có thể là một lợi thế trong cuộc đi săn. Tuy nhiên, khó khăn của tàu ngầm Anh là, nếu bắn trượt tàu ngầm Đức, U-864 sẵn sàng đáp trả bằng 22 quả ngư lôi khủng khiếp.
Nhiệm vụ nặng nề đặt lên vai của tàu ngầm Anh. Vì HMS Venturer chỉ có tổng tất cả 8 quả ngư lôi.
Vào lúc 12h12 ngày 9/2/1945, thuyền trưởng của tàu ngầm Anh ra lệnh đưa con tàu vào hướng tấn công, chuẩn bị phóng ngư lôi, tiêu diệt tàu ngầm của Đức quốc xã.
Một vài phút trôi qua, 3 quả ngư lôi được phóng ra, đến quả thứ 4 mới trúng mục tiêu. Điều mà thuyền trưởng của Đức lo sợ đã đến. Sau một hồi tránh kẻ thù vô hình, số phận tàu ngầm U-Boat của Đức đã được an bài.
Vị trí tàu ngầm U-864 bị đắm. Ảnh: Wikipedia.
Một nửa tàu ngầm U-864.
Quả ngư lôi thứ 4 đã làm U-864 vỡ làm đôi trong lòng biển và chìm ở độ sâu 150 mét trong niềm uất hận của Hitler. Tàu ngầm chìm xuống đồng nghĩa với việc những hi vọng cuối cùng của Hitler và Đức quốc xã cũng vĩnh viễn chìm xuống.
Kết
Những gì còn lại của U-864 là thảm họa môi trưởng khủng khiếp nhất trên vùng biển Bắc. 61 tấn thủy ngân đựng trong gần 2.000 ống thép được xem là những "nấm mồ chiến tranh" mà U-864 có thể hủy hoại môi trường biển tại đây.
Hiện nay, chính phủ Na Uy đã chi khoảng 153 triệu USD để thực hiện kế hoạch khống chế sự rò rỉ của thủy ngân, gây hại đến môi sinh, môi trường.