Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ

Lộc Liên |

Tám quốc gia sẽ hỗ trợ xây dựng một phần của vệ tinh đầu tiên thế giới được thiết kế riêng để dọn rác trong vũ trụ bằng cách kéo chúng về bầu khí quyển Trái Đất để đốt cháy.

Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ - Ảnh 1.

Hình ảnh minh họa máy dọn rác vũ trụ. Ảnh: ESA

Theo tờ Dailymail, công ty Anh Elecnor DEIMOS sẽ phối hợp với công ty khởi nghiệp Thụy Sĩ Clearspace trong thiết kế hệ thống kiểm soát quỹ đạo và độ cao để định hướng cho thiết bị thu gom rác.

Video mô phỏng hoạt động của cỗ máy (nguồn: Dailymail):

Thiết bị này trị giá 100 triệu bảng Anh, sẽ được phóng vào vũ trụ năm 2025 trong “sứ mệnh liều chết robot”. Theo đó, cỗ máy sẽ thu gom từng mẩu rác trong vũ trụ, phá hủy rác và bản thân bằng cách bốc cháy trong bầu khí quyển Trái Đất ở khoảng cách an toàn.

Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ - Ảnh 3.

Cỗ máy tiến tới mảnh rác vũ trụ. Ảnh: Clearspace

Cỗ máy, có tên gọi “The Claw”, đang được Clearspace xây dựng với sự hỗ trợ của Công ty Vũ trụ châu Âu (ESA) và 8 quốc gia.

The Claw sẽ dùng các “càng” để thu gom mảnh rác, sau đó đưa nó quay trở lại bầu khí quyển Trái Đất một cách có kiểm soát.

Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ - Ảnh 4.

Dùng "càng" gắp gọn rác. Ảnh: Clearspace

Kéo rác vũ trụ về bầu khí quyển sẽ giúp rác được phân hủy an toàn và tránh xa sự sống bên dưới, đồng thời tránh va chạm với các vật thể đang quay quanh quỹ đạo khác.

Công ty quốc phòng và hàng không vũ trụ Elecnor DEIMOS sẽ thiết kế hệ thống kiểm soát quỹ đạo và độ cao AOCS để định hướng và vị trí thiết bị sao cho nó có thể “gắp” được rác trong vũ trụ.

Sứ mệnh chế tạo tàu gắp rác đầu tiên trong vũ trụ - Ảnh 6.

Rất nhiều rác vũ trụ quanh quỹ đạo Trái Đất. Ảnh: PA

Từ mùa thu năm 1957 tới nay, đã có 10.000 vệ tinh quanh quỹ đạo. Phần lớn không còn hoạt động hoặc bị phá hủy, tạo ra khoảng 160 triệu vật thể lơ lửng quanh quỹ đạo. Phần lớn là rác vũ trụ có kích thước từ vài cm đến vài mét.

Sứ mệnh của Clearspace là cuộc thử nghiệm để tìm kiếm giải pháp lâu dài, bền vững hơn với vấn đề rác vũ trụ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại