Tự nói chuyện với chính mình thực sự rất tốt cho sức khỏe
Cổ nhân có câu nói nổi tiếng "Chi tiết quyết định sự thành bại". Chi tiết cũng ảnh hưởng đến cuộc sống của mỗi chúng ta.
Chỉ cần bạn nắm vững những chi tiết nhỏ trong cuộc sống và hình thành những thói quen tốt, bạn có thể đạt được hiệu quả kéo dài tuổi thọ và duy trì tuổi thanh xuân của mình.
Các chuyên gia sức khỏe cho rằng, nhiều người già hay trẻ xung quanh chúng ta có thói quen tự nói chuyện với bản thân, điều này tưởng như là một thói quen không tốt, nhưng ngược lại lại rất tốt cho cơ thể.
Tại sao nói chuyện với chính mình có thể tốt cho sức khỏe của bạn?
Theo một nghĩa nào đó, tự nói chuyện tích cực rất hữu ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, có thể loại bỏ căng thẳng, trút bỏ cảm xúc xấu theo cách văn minh, giúp tăng sức khỏe và tuổi thọ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng trò chuyện với chính mình có thể đạt được tác dụng làm dịu và tĩnh tâm.
Khi bạn cảm thấy làm việc quá sức và quá lo lắng, bạn cũng có thể nói những gì bạn muốn nói bằng một giọng nhỏ thì thầm chỉ chính mình nghe thấy. Điều này không chỉ giúp bạn tăng cảm giác an toàn mà còn cũng có thể điều chỉnh thần kinh và giải phóng trầm cảm bên trong.
Bạn cũng có thể hẹn hò tụ tập với bạn bè để phàn nàn hoặc tán gẫu những câu chuyện phiếm, điều này có thể giải tỏa căng thẳng, buồn phiền và âu lo trong lòng, đồng thời cũng có thể kích thích tiết ra hormone dopamine, có lợi cho sức khỏe cả về thể chất và tinh thần.
Bác sĩ Từ Thuận Lâm (Xu Shunlin), Khoa Tim mạch, Bệnh viện Số 3 Đại học Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết, chúng ta thường thấy một số người tự nói chuyện với chính mình, lẩm bẩm một mình, hoặc hát một mình hoặc hét lên ở trên núi.
Thực tế, đây không phải là một triệu chứng của bệnh tâm thần. Đơn giản là nói chuyện với bản thân không nhất thiết được coi là bệnh. Ở một khía cạnh nào đó, chủ động nói chuyện với bản thân cũng có thể giúp ích cho sức khỏe thể chất và tinh thần, loại bỏ căng thẳng, trút bỏ những cảm xúc xấu một cách văn minh, góp phần tăng cường sức khỏe và tuổi thọ.
Theo một cuộc khảo sát được thực hiện bởi Đại học Nottingham Trent, Vương quốc Anh, nhiều người sẽ ậm ừ hoặc nói một mình để giảm bớt căng thẳng khi tham gia các phương tiện giao thông công cộng, nhưng hầu hết họ sẽ hạ giọng xuống ở mức "người ngoài không nghe được".
Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng không cần phải hạ giọng quá nhiều, nói chuyện với bản thân cũng giống như viết nhật ký, đây là một cách chăm sóc bản thân rất tích cực.
Nghiên cứu mới nhất của Đại học Pennsylvania, Hoa Kỳ cho thấy, việc nói chuyện với chính mình có thể giúp mọi người tìm thấy đồ bị mất nhanh hơn. Nói bằng miệng, đặc biệt là nói như tụng kinh lặp đi lặp lại, giúp tập trung vào mọi việc tốt hơn.
Nghiên cứu tâm lý của Đức cũng cho rằng, nói chuyện với chính mình là một cách đơn giản và dễ dàng để chăm sóc bản thân.
Khi chúng ta bối rối, việc lên tiếng có thể giúp chúng ta sáng tỏ suy nghĩ của mình và tìm ra câu trả lời. Vì sau khi ngôn ngữ được truyền trở lại não, nó có thể kích thích não bộ và thúc đẩy tư duy.
Câu chuyện thứ nhất
Một biên tập viên kiêm chủ tịch nhà xuất bản nổi tiếng, đã từng lái xe từ Bắc Kinh đến Thành Đô, vừa hát vừa nói chuyện với chính mình, không hề cảm thấy mệt mỏi. Sau khi trở về Bắc Kinh, anh ta nói với bạn bè rằng anh ta đã nói chuyện với chính mình bằng mọi cách và hát tất cả các bài hát mẫu giáo của mình từ thời thơ ấu cho đến đại học.
Mặc dù không có bạn đồng hành, nhưng anh ấy không hề cảm thấy buồn chán hay đơn độc trong hành trình lái xe dài dằng dặc của mình.
Hãy xem, nói chuyện với chính mình cũng có thể loại bỏ sự cô đơn và cáu kỉnh trong cuộc hành trình mỗi ngày của chính bạn.
Câu chuyện thứ hai
Cũng có một cụ già, hàng ngày không có việc gì nhiều, nên trong thời gian rảnh ông thường chép kinh, vừa chép vừa đọc, vừa lắc đầu vừa nói một mình như một chú tiểu, nay ông đã 93 tuổi mà vẫn sống khỏe mạnh.
Theo một nghĩa nào đó, nói chuyện với chính mình giống như thể bạn đang đóng một vai diễn kép, bạn sắp đặt hai cái "tôi" để đối thoại, bạn có thể suy nghĩ theo hai cách khác nhau, thay đổi bối cảnh và nền tảng kiến thức khác nhau, và theo dõi cuộc tranh luận của riêng bạn, từ đó sẽ giúp bạn có góc nhìn rộng hơn trong việc suy nghĩ về các vấn đề.
Có lẽ cách tự nói chuyện với bản thân như vậy, bạn có thể cởi mở tâm trí và tự cười để có thể ngừng lo lắng. Điều này không chỉ có thể giảm cảm xúc tiêu cực mà còn đạt được sự cân bằng về thể chất và tinh thần.
Thật ra, bác sĩ Lâm nói, trong lòng tôi không có gánh nặng nào cả, và tôi sẽ vui hơn nếu học cách tự giải tỏa. Khi bạn đang phải chịu quá nhiều áp lực hay gánh nặng, tại sao không thử nói chuyện với chính mình và làm bác sĩ trị liệu cho chính mình.
Hãy nhớ rằng, yếu tố quan trọng đầu tiên quyết định sức khỏe chính là tâm trạng!
*Theo Thời báo sức khỏe, Health/39