Khi không thể tìm bằng chứng trong lớp tuyết , người ta đánh sự chú ý sang những đốm sáng trên bầu trời ...
Với sự tan rã của Liên Xô năm 1991, truyền thông phương Tây cuối cùng cũng có cơ hội phỏng vấn Ivanov, khi đó là điều tra viên chính của cảnh sát Liên Xô.
Vị cảnh sát trưởng già đã lặp lại bảy là về "fire orbs - quả cầu lửa" khi mô tả vụ việc với một phóng viên người Anh, đồng thời ông cũng đề cập đến "direct heat rays - tia nhiệt trực tiếp", dường như những điều này đang ám chỉ một loại sát thương nào đó.
Liệu đây có phải là sự hiện diện của một loại vũ khí mới? Tuy nhiên tác giả của bài báo lại cho rằng Ivanov đang miêu tả một thứ khác. Suy cho cùng, nếu đó là vũ khí thì nhất định vị cảnh sát già đã không cần phải sử dụng lối miêu tả mơ hồ như vậy.
Tiếp tục ý tưởng của câu hỏi 1, chúng ta tiếp tục bắt đầu từ "quả cầu màu cam" - xét cho cùng, đây là bằng chứng quan trọng nhất của sự việc này. Câu hỏi của chúng ta bây giờ đó là rốt cuộc "quả cầu màu cam" là gì? Tác giả cho rằng đó là sét hòn - một hiện tượng tự nhiên vẫn chưa được khoa học giải thích đầy đủ và cực kỳ hiếm xảy ra.
Đã có những ghi nhận về sét hòn sớm nhất là vào năm 1810. Theo ghi chép, thảm họa thiên nhiên này xảy ra ở Shahabad, Ấn Độ. Hiện tượng này đã trực tiếp phá hủy 5 ngôi làng và cướp đi sinh mạng của hàng trăm dân làng.
Trước hết, sét hòn là tia sét hình cầu có màu cam, đường kính vài mét hoặc thậm chí hàng chục mét, rất phù hợp với lời khai của những người chứng kiến. Khả năng gây chết người trực tiếp của nó thực sự không mạnh, và nó sẽ không gây ra nhiều sát thương tầm xa, nhưng nó tấn công vào các vật thể ở giữa rừng cây, tuyết, băng.
Nhiệt độ cực cao tức thời sẽ khiến vật thể nổ tung, tạo thành hiệu ứng sóng xung kích quy mô nhỏ, điều này cũng phù hợp với các dấu vết thương tích nghiêm trọng của nhóm bốn người. Điều này khác hẳn với những tia sét thông thường.
Ngoài ra sét hòn không chỉ gây ra hiệu ứng sóng xung kích, khi hiện tượng này bay lơ lửng trên mặt đất thì nó cũng có thể gây ra các vết bỏng cho những người ở gần đó - điều này cũng khớp với những vết bỏng nhỏ được tìm thấy trong báo cáo khám nghiệm tử thi.
Quan trọng hơn, tia sét hình cầu có thể giải thích suy đoán về khí độc ở câu hỏi 1. Theo lời khai của các nhân chứng tham dự lễ tang, họ nhận thấy da của cơ thể nạn nhân có màu vàng cam không tự nhiên, rất giống với dấu vết tiếp xúc trực tiếp giữa Nitơ điôxít (NO2) và da - Nitơ điôxít là chất gây kích ứng màu nâu đỏ.
Sét hòn là một hiện tượng điện trong khí quyển chưa được giải thích. Thuật ngữ này đề cập tới những vật thể sáng chói, thường có hình cầu. Nhiều báo cáo trong quá khứ nói rằng sét hòn sẽ nổ trước khi biến mất, đôi khi gây ra tử vong, để lại trong không khí mùi của khí sulfur.
Các thí nghiệm đã tạo ra được những hiệu ứng tương tự với những báo cáo về sét hòn, nhưng hiện tại người ta vẫn không biết liệu những hiện tượng này có thật sự liên hệ với bất kì hiện tượng tự nhiên nào xảy ra hay không.
Các dữ liệu khoa học về sét hòn rất ít ỏi vì tính thất thường và không dự báo trước được của nó. Những chứng cứ về nó hiện nay chỉ là những chứng kiến của dân thường và do đó đã tạo ra những quan điểm không thống nhất. Do những mâu thuẫn và thiếu dữ liệu tin cậy, bản chất của sét hòn cho tới nay vẫn chưa được khám phá.
Trên thực thế khi khí Nitơ điôxít hòa tan trong nước sẽ tạo ra axit nitric (HNO3), khi trực tiếp hít phải khí này nạn nhân có thể bị phù phổi. Từ đó có thể đặt ra giả thuyết khi sét hòn phản ứng với Nitơ trong không khí với nhiệt độ cao đã tạo ra một lượng lớn Nitơ điôxít.
Khi các thành viên của đoàn leo núi ngủ trong lều họ đã nghe hoặc ngửi thấy mùi được tạo ra từ sét hòn khi phản ứng. Khi ngửi thấy mùi, rất có thể khu vực xung quanh trại đã bị bao phủ bởi loại khí chết người này. Điều đó cũng có thể lý giải cho nguyên nhân vì sao các thành viên của đoàn đã chọn cách bỏ chạy.
Trọng lượng của khí nitơ điôxít lớn không khí, vì vậy nó sẽ di chuyển từ nơi cao hơn xuống nơi thấp hơn và lúc này lựa chọn ẩn nấp ở những vị trí cao trong khu rừng là điều hoàn toàn hợp lý - như đã nhắc ở những phần trước, tổ điều tra phát hiện ra những cành cây bị đứt gãy và có dấu vết của việc những thành viên đoàn leo núi đã trèo lên cây tuyết tùng.
Vì vậy, tác giả bài báo - phóng viên người Anh đã phỏng vấn Ivanov tin rằng những thành viên của đoàn leo núi trong sự kiện đèo Dyatlov đã kém may mắn, những gì họ gặp phải chính là hiện tượng tự nhiên chưa từng có - sét hòn.
"Tia" sét này đã hoành hành trong khu vực cắm trại của đoàn leo núi nhiều lần, đầu tiên là phá hủy trại của họ và sau đó trực tiếp gây ra những vụ nổ và sóng xung kích giết chết nhóm 4 người tại con suối cạnh hố tuyết. Nhóm ba người thì may mắn bi thương nhẹ hơn và cố gắng chạy về nơi cắm trại, nhưng đây cũng là những giây phút cuối cùng của cuộc đời họ.
Ngoài những điều trên, vẫn còn có rất nhiều nghi vấn cần được giải đáp trong sự kiện đèo Dyatlov. Và những nghi vấn này sẽ được nói tới trong phần tiếp theo và cũng là phần cuối của sự kiện đèo Dyatlov.