Vào thời điểm đó, thứ tạo ra vụ nổ này vẫn chưa thể được chính thức gọi là vũ khí. Đúng ra thì "nó" là một thiết bị nặng gần 74 tấn với kích thước tương đương một tòa nhà nhỏ cùng tên gọi "Cái Xúc Xích". Mục đích của bài thử nghiệm chỉ là để kiểm tra khả năng ứng dụng của kiểu thiết kế bom "hai giai đoạn" mới của Mỹ mà thôi.
Vụ nổ nhiệt hạch đầu tiên trên thế giới đã khơi mào một cuộc chạy đua vũ trang mới
Giai đoạn đầu của thiết bị nhiệt hạch là một quả bom nguyên tử bình thường ТХ-5. Việc kích nổ giai đoạn đầu tạo ra một nhiệt độ siêu cao - là điều kiện cần để kích hoạt một phản ứng nhiệt hạch. Giai đoạn thứ hai là phản ứng tổng hợp gồm bình Dewar (về bản chất là một chiếc phích khổng lồ) với hydro-deuterium nặng và một lõi plutonium.
Phần chính của "cục xúc xích" có chiều cao 6 m và chiều rộng 2m, bao phủ là lớp vỏ thép dày đến 30 cm và có trọng lượng 56 tấn. Để ngăn nguyên liệu chính là deuterium hóa lỏng (một đồng vị của hydro) bốc hơi, người Mỹ đã phải sử dụng đến 18 tấn dung dịch làm lạnh khiến tổng khối lượng của nó là 74 tấn.
Sức công phá của vụ nổ đo được là 10,4 megaton và đã để lại một hố có đường kính gần 2 km, sâu 50 m tại vị trí mà trước đó từng là hòn đảo.
Hòn đảo biến mất sau vụ nổ nhiệt hạch
Thử nghiệm này được đặt tên mã là "Ivy Mike", và chính nó đã cho nhân loại thấy rằng việc tạo ra một vũ khí thậm chí còn mạnh hơn cả vũ khí nguyên tử là hoàn toàn khả thi.
Xét về phương diện kỹ thuật thì đây là thành công của khoa học, thế nhưng Ivy Mike lại khiến cuộc chạy đua vũ trang giữa Liên Xô và Mỹ thêm phần nóng bỏng.
Để rồi, 1 năm sau đó Liên Xô tuyên bố chế tạo thành công RDS-6s Sloika – quả bom kinh khí đầu tiên của phe XHCN với kích thước đủ nhỏ để thả từ máy bay, và tới năm 1961 là quả bom nhiệt hạch "Tsar" (bom Sa hoàng) RDS-220 với đương lượng nổ 50 megaton.
Đây được coi là vũ khí hạt nhân lớn nhất, mạnh nhất từng được cho nổ, và hiện vẫn là thiết bị nổ mạnh nhất con người từng cho nổ trong lịch sử nhân loại.