Sự kết thúc của phi đội máy bay đánh chặn MiG-25 (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không quân Algeria được cho là đã cho nghỉ hưu phi đội máy bay đánh chặn hạng nặng MiG-25 Foxbat cuối cùng. Những chiếc máy bay này đã thực hiện chuyến bay cuối cùng trong lễ kỷ niệm 60 năm độc lập của đất nước.
15 chiếc trong số các máy bay đã được đưa vào phục vụ vào đầu năm 2022, bao gồm 11 biến thể chiến đấu và bốn biến thể trinh sát. Algeria là một trong bốn bốn nhà khai thác MiG-25 lớn ở nước ngoài cùng với Libya, Iraq và Syria.
Tuy nhiên, do các cuộc tấn công của Mỹ nhắm vào Libya và Iraq trong những năm 2003 và 2011, cùng với đó là việc nguồn lực của Syria bị căng thẳng do cuộc xung đột kéo dài với các nước NATO và các lực lượng nổi dậy được phương Tây hậu thuẫn từ năm 2011, khiến cho 3 quốc gia này không còn đủ khả năng vận hành các phi đội MiG-25.
Phi đội MiG-25 duy nhất của Không quân Syria, hiện là một trong những phi đội có năng lực nhất, không nhận được các nâng cấp tương đương với các phi đội đang phục vụ tại Algeria và có thể sẽ được đưa trở lại hoạt động trong tương lai với máy bay vẫn được triển khai tới các căn cứ quân sự ở nước này. Chi phí hoạt động cao của Foxbat đã hạn chế số lượng khách hàng mua loại máy bay này.
Tiêm kích MiG-25 của Không quân Algeria (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không quân Algeria nhận MiG-25 lần đầu tiên vào năm 1978, với 20 biến thể đánh chặn và 9 biến thể trinh sát được chuyển giao cùng với 150 tên lửa không đối không R-40, loại mạnh nhất mà Liên Xô cung cấp vào thời điểm đó.
Sự kiện này xảy ra 14 năm sau khi Algeria nhận được các máy bay chiến đấu đầu tiên của Liên Xô, máy bay phản lực MiG-15BiS, MiG-15UTI và MiG-17, được chuyển giao viện trợ vào năm 1964, sau đó là máy bay ném bom Il-28 vào năm sau.
Các đơn đặt hàng tiếp theo cho lớp máy bay này sẽ mở rộng phi đội Algeria trước khi quá trình sản xuất Foxbat kết thúc vào năm 1985. MiG-25 đã trải qua những cuộc chiến khốc liệt nhất với Liên Xô, Ấn Độ và Iraq. Năm 1988, khi Algeria đăng cai tổ chức Đại hội Giải phóng Palestine (PLO), Israel đã tiến hành các cuộc không kích để chống lại việc tổ chức Đại hội.
Vào thời điểm đó, Không quân Algeria đã sử dụng các máy bay MiG-25 để thực hiện vùng cấm bay xung quanh khu vực diễn ra đại hội với hai chiếc MiG-25 liên tục hoạt động để thực hiện nhiệm vụ tuần tra.
Khi các máy bay F-15 của Israel tiếp cận không phận Algeria, các cuộc giao tranh giữa MiG-25 và F-15 đã diễn ra, kết quả là những chiếc F-15 của Israel đã buộc phải đầu hàng trước sự chống trả quyết liệt của MiG-25.
Các lực lượng Israel trước đây đã nhận thấy rằng các máy bay MiG-25 do Liên Xô vận hành không thể bị bắn hạ bằng F-4 mặc dù đã có nhiều nỗ lực và thậm chí F-15 cũng đã phải đầu hàng trước MiG-25 khi khi Không quân Mỹ bay tới Iraq vào năm 1991.
Tiêm kích MiG-25 của Không quân Algeria (Ảnh: Military Watch Magazine)
Không quân Algeria tận dụng tầm hoạt động xa, khả năng bay ở độ cao lớn và tốc độ bay cao của MiG-25 để di chuyển từ lưu vực phía tây của Địa Trung Hải đến Đại Tây Dương vào những năm 1980 trong thời kỳ căng thẳng cao độ với Ma-rốc và Tây Ban Nha. Ở thời điểm đó, không có loại máy bay nào trên thế giới có đủ khả năng để đe dọa MiG-25.
Khả năng gần như bất khả xâm phạm của MiG-25 đã bị suy giảm khi Không quân Hoa Kỳ bắt đầu giới thiệu tên lửa không đối không AIM-120 vào những năm 1990, loại tên lửa này có khả năng dẫn đường bằng radar chủ động và hiệu suất bay vượt trội hơn so với các loại tên lửa trước đây mà các máy bay phương Tây sử dụng.
Trong khi Algeria hiện đại hóa tiêm kích MiG-25 của mình vào những năm 1990 với hệ thống điện tử hàng không thế hệ thứ tư, loại máy bay này đã đánh mất vị thế của mình vào tay tiêm kích Su-30MKA mà đến năm 2020 đã có hơn 70 đơn đặt hàng từ Nga.
Su-30MKA hiện được coi là máy bay chiến đấu có khả năng nhất ở lục địa châu Phi, đối thủ xứng tầm duy nhất của nó là F-15SA của Không quân Hoàng gia Ả Rập Xê Út và phiên bản phái sinh của nó được phát triển cho Qatar là F-15QA.
Tiêm kích Su-30MKA của Không quân Algeria (Ảnh: Military Watch Magazine)
MiG-25 vẫn là một biểu tượng chính của hàng không chiến đấu Liên Xô và có lẽ là máy bay phản lực chiến đấu mang tính biểu tượng của Algeria.
Cho đến nay, MiG-25 là chiếc máy bay có khả năng nhất về hiệu suất không đối không mà Liên Xô từng xuất khẩu trong Chiến tranh Lạnh, Foxbat được xem là một phương tiện quan trọng để chống lại máy bay chiến đấu hàng đầu của phương Tây là F-15 Eagle, mặc dù nó đã mất đi vị thế ưu tú của mình trong những năm 1980 vào tay người kế nhiệm là máy bay đánh chặn MiG-31 cũng như máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không Su-27.
Ngoài MiG-31 và máy bay ném bom đánh chặn Tu-28 từ những năm 1960, MiG-25 là máy bay có khả năng bay cao nhất với tốc độ nhanh nhất. Tốc độ Mach 3,2 giúp máy bay né tránh các đợt tấn công của đối thủ, cùng với đó là khả năng bay ở độ cao gần 40.000 mét khiến MiG-25 trở nên không có đối thủ vào thời điểm đó.
Vậy là cuộc "hành trình" của MiG-25 đã khép lại khi phi đội MiG-25 cuối cùng đã bị Không quân Algeria cho ngừng hoạt động, kết thúc chặng đường 52 năm kể từ khi nó lần đầu tiên hoạt động trong Không quân Liên Xô. Chi phí hoạt động cao khiến cho việc khôi phục một phi đội MiG-25 đi vào hoạt động là khó có thể xảy ra.