Su-37 Terminator tái xuất trong Không quân Ấn Độ, Trung Quốc ôm quả đắng vì lỡ mua Su-35?

Nam Đồng |

Cấu hình nâng cấp Su-30MKI có thể được Ấn Độ triển khai đã gây xôn xao giới quân sự vì chiếc tiêm kích này có khá nhiều nét tương đồng với Su-37 Terminator.

Tờ Sputnik của Nga gần đây cho biết, Không quân Ấn Độ sẽ đổi sang trang bị động cơ AL-41F1S (117S) - loại đang lắp cho Su-35, sau khi nâng cấp hiện đại hóa máy bay chiến đấu Su-30MKI. So với động cơ AL-31FP hiện tại thì AL-41F1S có lực đẩy mạnh hơn 18% và còn là loại kiểm soát vector lực đẩy 3 chiều (3D TVC), so với 2 chiều (2D TVC) của AL-31FP.

Bên cạnh khả năng "siêu cơ động" nhờ động cơ mới, Su-30MKI của Ấn Độ còn được trang bị radar mảng pha quét chủ động (AESA) và máy tính kỹ thuật số mạnh hơn. Ngoài ra, kết cấu cánh mũi đặc trưng giúp máy bay nâng cao khả năng thao diễn và kiểm soát, bổ trợ rất tốt cho động cơ AL-41F1S.

Tuy nhiên điều thu hút sự chú ý nhất đó là gói nâng cấp dự kiến sẽ được áp dụng trên tiêm kích Su-30MKI có vẻ như chính là cấu hình của chiếc Su-37 Terminator vừa được Nga hé lộ khả năng cho "tái xuất" vào cuối năm ngoái.

Su-37 Terminator tái xuất trong Không quân Ấn Độ, Trung Quốc ôm quả đắng vì lỡ mua Su-35? - Ảnh 1.

Tiêm kích Su-37 Terminator

Tháng 9/2016, Phó giám đốc Tổ chức Xúc tiến Xuất khẩu Quốc phòng Pakistan, ông Qadir Khan từng nói với hãng thông tấn Sputnik: "Moskva và Islamabad đang đàm phán một thỏa thuận về tiêm kích Su-35 cùng Su-37..."

Thông tin mà ông Qadir Khan cung cấp cho báo chí thực sự là một cú sốc do đã nhắc tới Su-37 Terminator, chiếc tiêm kích đa năng siêu cơ động từng được xem như đối thủ trực tiếp của F-22 và hơn hẳn Su-35 về năng lực tác chiến, nhưng đáng tiếc là vẫn chưa thoát khỏi giai đoạn phát triển.

Nhiều chuyên gia quân sự từng nhận định, nếu được "hồi sinh" và hoàn thiện, chắc chắn Su-37 sẽ còn mạnh hơn gấp bội nhờ được trang bị những công nghệ mới như động cơ 3D TVC, radar AESA cùng hệ thống điện tử hàng không tiên tiến.

Trong khi thỏa thuận giữa Nga và Pakistan còn chưa thấy tiến triển thì Ấn Độ đã nhanh tay hơn khi đưa cấu hình này lên Su-30MKI của mình, vì xét cho cùng giữa hai chiếc chiến đấu cơ trên có rất nhiều điểm tương đồng về kết cấu khung thân.

Su-37 Terminator tái xuất trong Không quân Ấn Độ, Trung Quốc ôm quả đắng vì lỡ mua Su-35? - Ảnh 2.

Su-37 Terminator sẽ "tái xuất" trong Không quân Ấn Độ dưới danh nghĩa Super Sukhoi 30?

So sánh với Su-35S vừa được Nga bán cho Trung Quốc, rõ ràng Super Sukhoi 30 của Ấn Độ mạnh hơn ở tất cả mọi chỉ số, từ sức cơ động, tầm trinh sát của radar, cho tới khả năng mang vác vũ khí (các tiêm kích Su-30MKI của Ấn Độ được gia cố khung thân để mang theo tên lửa đối hạm BrahMos-A trọng lượng 2.500 kg).

Nếu vậy, ưu thế trên không trước các đối thủ trong khu vực mà Bắc Kinh vừa mới vui mừng tuyên bố cách đây không lâu đã sắp sửa "tan thành mây khói", họ lại phải cấp tốc tìm hướng đi khác nhằm duy trì sức mạnh vượt trội của mình.

Khả năng rất lớn Trung Quốc sẽ tập trung phát triển dòng tiêm kích thế hệ 5 nội địa để tái lập khoảng cách, vì phụ thuộc vào chính sách bán vũ khí của nước ngoài mà cụ thể ở đây là Nga sẽ dẫn tới việc luôn bị động, thậm chí trở thành "quân cờ" để mặc cả, điều này rất khó chấp nhận với một quốc gia đầy tham vọng như Trung Quốc.

Su-37 thể hiện khả năng cơ động khiến F-22 thèm muốn

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại