Su-35 có nguy cơ tham chiến với KQ Israel: "Cuộc chiến 6 ngày mới" sẽ rất đẫm máu?

Bảo Lam |

Đập thuỷ điện khổng lồ của Ethiopia "Hidase" đang khơi mào cho cuộc xung đột quân sự quy mô lớn giữa Ai Cập và Israel. Nếu điều xấu nhất xảy ra, tiêm kích Su-35 sẽ tham chiến?

Ai Cập hoảng sợ

Trong năm nay, công tác xây dựng đập thuỷ điện khổng lồ "Hidase" (Hồi sinh) trên sông Nil Xanh sẽ hoàn thành. Để tích đầy hồ chứa nước, Ethiopia sẽ phải khoá dòng chảy tới Ai Cập của con sông này trong vòng 1 năm.

Cairo hoảng sợ lên tiếng yêu cầu Addis-Ababa (Thủ đô của Ethiopia) kéo dài quá trình này lên 15 năm, trong khi chủ sở hữu của "Hidase" – Tập đoàn Điện lực Ethiopia (Ethiopian Electric Power) chỉ chấp nhận 3 năm.

"Chúng tôi, ở Ai Cập, không có bất cứ nguồn tài nguyên nào khác ngoài nước sông Nil. Người ta nói từ lâu rằng không có nước sông Nil, đã không có Ai Cập", giáo sư Nader Nur al-Din, chuyên gia về nguồn đất và nước của Đại học Cairo lý giải quan điểm của Ai Cập.

Và trên thực tế, Ai Cập đang tiếp nhận 85% nguồn nước từ sông Nil Xanh và chỉ 15% từ sông Nil Trắng.

Những tính toán cho thấy rằng, với việc đưa vào hoạt động đập "Hidase", sẽ có tới 50% đất nông nghiệp của Ai Cập sẽ bị mất, điều đó sẽ khiến gần một nửa người dân quốc gia Kim Tự tháp rơi vào tình trạng thiếu đói.

Để đối mặt với mối đe doạ này, từ năm 2013, Tổng thống Ai Cập khi đó là Muhammed Mursi, đã bày tỏ rất rõ ràng: "Nếu nước từ sông Nil giảm đi dù chỉ một giọt, ông, với tư cách của người đứng đầu Nhà nước, không loại trừ bất cứ điều gì, mặc dù Cairo không muốn chiến tranh xảy ra".

Su-35 có nguy cơ tham chiến với KQ Israel: Cuộc chiến 6 ngày mới sẽ rất đẫm máu? - Ảnh 2.

Tiêm kích Su-35 do Nga chế tạo.

Su-35 sẽ tham chiến đối đấu với chiến đấu cơ Israel?

Hiện nay, những tuyên bố đầy máu lửa từ phía Ai Cập không còn mang tính đe doạ, tuy nhiên, các chuyên gia quân sự của Ai Cập và Ethiopia đã đong đếm tiềm lực của quân đội để sẵn sàng cho tình huống xấu nhất và có tính tới việc Israel có thể tham gia vào cuộc xung đột này.

Vấn đề ở chỗ, khi nỗ lực tăng cường sự hiện diện phi Ả Rập tại khu vực Hồng Hải, Israel thúc đẩy liên kết ngoại giao và quân sự với Addis-Ababa, nhằm mục đích làm suy yếu vị thế của Ai Cập, quốc gia ủng hộ tổ chức Hamas của Palestine.

Nhà nước Do Thái, khi nhìn thấy ở đất nước Ethiopia theo đạo Cơ đốc vốn là kẻ thù của các nước Hồi giáo trong khu vực, đã giúp cả Hoàng đế Haile Selassie trước khi bị lật đổ vào năm 1973.

Như vậy, việc các đại diện của Cairo và Addis-Ababa từng cam kết "không phương hại đến nhau" vào hồi tháng 5/2018, không còn mang bất cứ ý nghĩa nào nữa.

Giống như người tiền nhiệm Muhammed Mursi, ông Abdel Fattah Sisi - Tổng thống hiện thời của Ai Cập cũng thề trước người dân của mình sẽ không để phương hại tới các nguồn nước của Ai Cập.

Nhưng đối với Ethiopia, đó cũng là vấn đề sống còn. Nhờ hồ chứa nước, khoảng 60 triệu người dân Ethiopia sẽ tiếp cận được nước của sông Nil Xanh, bao gồm cả những người nông dân. Cụ thể, chính phủ dự định triển khai tưới tiêu cho 245 nghìn ha đồn điền trồng mía đường.

Dù ông Abdel Sisi có nói gì bây giờ đi chăng nữa, Ai Cập, đương nhiên sẽ mất đi một nửa nguồn nước của mình. Vấn đề trở nên phức tạp hơn đối với Ai Cập - đó là giữa họ và Ethiopia không có đường biên giới chung, còn Nam Sudan và Somali lại không có tuyến hành lang đường không và đường bộ.

Về phần mình, điều này có thể dẫn tới cuộc đối đầu với Israel, bất chấp mối quan hệ giữa hai nước đang có chiều hướng cải thiện. Có thể không phải nghi ngờ, các phần tử Hồi giáo Ai Cập sẽ đổ toàn bộ lỗi cho người Do Thái đã không cho Cairo có sự lựa chọn.

Thậm chí, chuyến viếng thăm mới đây của thủ tướng Israel Netanyahu tới các nước thuộc khu vực sông Nil đã gây ra rất nhiều sự tức giận từ phía Ai Cập.

Chính vì thế, một câu hỏi đã đặt ra tại các diễn đàn: Một cuộc chiến tranh 6 ngày như từng xảy ra năm 1967 có thể lặp lại hay không nếu như Ai Cập khai chiến chống lại Israel?

Su-35 có nguy cơ tham chiến với KQ Israel: Cuộc chiến 6 ngày mới sẽ rất đẫm máu? - Ảnh 4.

Tiêm kích F-15 và F-16 của Không quân Israel.

Hiện nay, Israel có thể huy động 176 nghìn binh lính để chống lại đội quân 380 nghìn người của Ai Cập. Và bất chấp đất nước Kim Tự tháp có ưu thế về mặt quân số, nhưng vẫn thua xa về mặt công nghệ quốc phòng.

Nói chung, thậm chí cả các chuyên gia Mỹ cũng không nghĩ rằng binh lính Nhà nước Do Thái sẽ dễ dàng giành thắng lợi, căn cứ vào sự khác biệt về lực lượng Hải quân không nghiêng về phía Tel-Aviv.

Một mặt, việc người Ai Cập xuất hiện những cơ hội mới trong lĩnh vực hải quân để triển khai các cuộc tấn công nhằm vào bờ biển của đối phương sẽ làm suy yếu vị trí của quân đội phòng vệ Israel (bằng các tàu đổ bộ Mistral mang trực thăng Ka-52 của Nga).

Mặt khác - Nhà nước Do Thái tuân thủ nguyên tắc "pháo đài bị bao vây" khi hiểu được rằng thất bại có thể sẽ khiến họ phải trả giá rất đắt, thậm chí là bị xóa sổ. Bởi vậy, quân đội Israel, với gần 80 đầu đạn nguyên tử trong kho vũ khí của mình, chắc chắn sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân vào mục đích tự vệ.

Như vậy, cuộc xung đột có thể xảy ra sẽ giới hạn ở quy mô vùng và bằng những trận chiến chóng vánh trên cạn, cũng như trên biển. Nhưng không bên nào dám liều lĩnh đưa quân vào lãnh thổ của đối phương.

Mặt khác - các trận không chiến sẽ không chỉ diễn ra ở khu vực biển Levantine và Hồng Hải, mà còn gần cả khu vực đập "Hidase", mặc dù khả năng này là không cao, nhưng cũng không nên loại trừ nó.

Có lẽ chính vì thế, Không quân Ai Cập, cũng như Không quân Israel, đang đẩy nhanh quá trình nâng cấp giàn máy bay của mình. Không quân Israel đang mua F-35, còn Cairo – tiêm kích Su-35 và tiêm kích MiG-29M, bất chấp việc Mỹ doạ sẽ áp dụng lệnh cấm vận.

Su-35 có nguy cơ tham chiến với KQ Israel: Cuộc chiến 6 ngày mới sẽ rất đẫm máu? - Ảnh 5.

Tiêm kích MiG-29M của Không quân Ai Cập.

Như đã biết, Mỹ, khi trong một thời gian dài là quốc gia chính xuất khẩu các máy bay quân sự cho Không quân Ai Cập, đã hạn chế cung cấp các tên lửa đánh chặn tầm xa. Điều này tương tự như việc bán súng nhưng không có đạn.

Cho nên, dù với số lượng không lớn các máy bay Su-35, nhưng cũng sẽ tác động đáng kể tới tương quan lực lượng trong những trận không chiến với các máy bay của người Do Thái.

Theo truyền thông Mỹ, Cairo đã mua từ Nga một lượng lớn các tên lửa không đối không tầm trung-xa từ Nga như R-27ER và R-77, bên cạnh tên lửa tấm siêu xa R-37M được mệnh danh là "sát thủ diệt máy bay cảnh báo sớm".

Dù diễn biến tình hình xung quanh câu chuyện nguồn nước sông Nil Xanh có như thế nào, thì việc xây dựng đập "Hidase" có thể dẫn tới cuộc chiến tranh đầu tiên vì nguồn nước trong thế kỷ XXI. Và nếu như cuộc xung đột xảy ra, thì toàn bộ khu vực Trung Đông và Bắc Phi sẽ bị kéo vào đó.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại