Sri Lanka: Nhậm chức hơn 1 tháng, Thủ tướng "thân Trung Quốc" từ chức

Xuân Mai |

Thủ tướng Sri Lanka Mahinda Rajapaksa hôm 15-12 tuyên bố từ chức nhằm chấm dứt tình trạng bế tắc chính trị làm tê liệt chính phủ và đe dọa bất ổn dân sự suốt 7 tuần qua.

Ông Rajapaksa, người từng là cựu tổng thống, từ chức sau quyết định của tòa án tối cao và người kế nhiệm Ranil Wickremesinghe, cựu thủ tướng từng bị cách chức, sẽ đảm nhận vị trí này trong ngày 16-12.

Nghị sĩ ủng hộ ông Rajapaksa, ông Shehan Semasinghe, cho hay cựu tổng thống đã ký đơn từ chức trong một buổi lễ được tổ chức tại nhà của ông ở Wijerama, thủ đô Colombo. Ông Rajapaksa cho biết: "Ông Rajapaksa thông báo với các nghị sĩ thuộc đảng Liên minh Tự do Nhân dân Đoàn kết (UPFA) rằng ông ấy đã từ chức".

Trước đó, ông Rajapaksa - một nhân vật thân Trung Quốc, được Tổng thống Maithripala Sirisena bổ nhiệm làm thủ tướng hôm 26-10 trong một động thái gây tranh cãi sau khi sa thải Thủ tướng Wickremesinghe, khiến đất nước này rơi vào một cuộc khủng hoảng hiến pháp chưa từng có.

Việc bổ nhiệm ông cũng gây không ít lo ngại khi trong 10 năm giữ chức tổng thống trước đó (từ 2005-2015), Sri Lanka đã mở cửa ồ ạt cho các khoản đầu tư hạ tầng từ Trung Quốc dẫn tới nợ nần nặng nề.

Hôm 14-12, tòa án tối cao từ chối hoãn yêu cầu để ông Rajapaksa, 73 tuổi, giữ chức cho đến khi phiên xử toàn diện diễn ra vào tháng tới. Trước đó một ngày, tòa tối cao tuyên bố hành động giải tán Quốc hội Sri Lanka của Tổng thống Sirisena là "bất hợp pháp".

Đảng Dân tốc Thống nhất của ông Wickremesinghe hôm 15-12 cho hay Tổng thống Sirisena nhất trí phục chức cho ông trong một cuộc trao đổi qua điện thoại.

Bế tắc chính trị và hiến pháp chưa từng có ở nước này bắt đầu hôm 26-10 bằng việc sa thải ông Wickremesinghe có thể kết thúc bằng chính việc ông quay trở lại nắm chức vụ này.

Nghị sĩ Lakshman Yapa Abeywardena hôm 14-12 cho biết Thủ tướng Rajapaksa, người từng nắm quyền ở Sri Lanka trong gần một thập kỷ, đã quyết định từ chức "vì lợi ích tốt nhất cho đất nước". Nghị sĩ này cho rằng ông Rajapaksa có thể tiếp tục đảm nhiệm vị trí này mà không cần từ chức nhưng điều đó sẽ chỉ kéo theo những bất ổn chính trị trong nước.

Theo truyền thông, nội các mới sẽ tuyên thệ nhậm chức vào ngày 17-12. Nội các này sẽ gồm có 30 thành viên và 6 nghị sĩ của Đảng Tự do Sri Lanka (SLFP).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại