Chọn S-400 và quay lưng với vũ khí Mỹ, Ấn Độ khiến "thương vụ bạc tỷ" của ông Trump đổ bể?

Hoài Giang |

Theo các chuyên gia, phòng không Ấn Độ muốn "tích hợp" các hệ thống của Mỹ cùng với hệ thống phòng không S-400 của Nga. Nhưng nay phương án này đã không thành hiện thực.

Vì sao Ấn Độ "từ chối thẳng thừng" đề nghị bán vũ khí phòng không của Mỹ?

Mới đây, hãng tin Sputnik dẫn một nguồn tin từ New Delhi cho biết Không quân Ấn Độ (IAF) đã gửi thông điệp tới Lầu Năm Góc rằng họ sẽ không "spend its resources" (tạm dịch: chia sẻ tài nguyên) cho tổ hợp phòng không NASAMS-II.

Nhận xét về thông tin nói trên, hãng tin Nga cho rằng đây là "một thất bại lớn đối với chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump".

Trước chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Donald Trump tới Ấn Độ vào tháng 2/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn việc bán NASAMS-II cho IAF với chi phí 1,867 tỷ USD.

Theo các chuyên gia, Ấn Độ muốn bảo vệ không phận bằng cách tích hợp các hệ thống của Mỹ cùng với hệ thống phòng không S-400 của Nga. Tuy nhiên phía Mỹ lại đề xuất NASAMS-II với mục đích thuyết phục Ấn Độ từ bỏ thỏa thuận S-400 trị giá 5,4 tỷ USD với Nga.

Chọn S-400 và quay lưng với vũ khí Mỹ, Ấn Độ khiến thương vụ bạc tỷ của ông Trump đổ bể? - Ảnh 1.

Hình minh họa về tổ hợp phòng không NASAMS-II (Nguồn: Sputnik).

Vào đầu tháng 7/2020, Bộ Ngoại giao Mỹ cũng đã "nhắc nhở" rằng New Delhi nên từ bỏ việc giao dịch vũ khí với Moscow do có thể sẽ phải đối mặt với các biện pháp trừng phạt của Washington.

Cái giá 1,867 tỷ USD cho tổ hợp NASAMS-II, gấp đôi ngân sách Ấn Độ dự tính cho hệ thống này vào năm 2018 được cho là lý do chính khiến New Delhi phải từ bỏ phương án trang bị vũ khí Mỹ.

NASAMS là tổ hợp tên lửa phòng không tầm trung đến xa được phát triển bởi Kongsberg Defense & Aerospace (Na Uy) và Raytheon (Mỹ) và hoàn thiện từ cuối những năm 1990. Biến thể nâng cấp NASAMS-II đưa vào hoạt động từ năm 2007 tới nay.

Một điểm đặc biệt là mặc dù khai hỏa từ mặt đất, nhưng tổ hợp này sử dụng tên lửa không đối không tầm trung (AMRAAM) AIM-120.

Về lý thuyết, NASAMS-II có khả năng bắn hạ mục tiêu ở khoảng cách 30 km và ở độ cao tối đa 25 km so với mặt đất. Tuy nhiên nhiều nguồn tin cho biết nó chỉ có thể tác chiến với các mục tiêu ở độ cao khoảng 15 km.

Hiện tại trên thế giới đang có 6 quốc gia vận hành các biến thể NASAMS bao gồm Chile, Phần Lan, Hà Lan, Na Uy, Tây Ban Nha và Mỹ. Ngoài ra Australia, Hungary, Indonesia, Oman và Qatar là những nước đã đặt hàng tổ hợp.

Ở Mỹ, các tổ hợp tên lửa NASAMS II được sử dụng để bảo vệ các mục tiêu giá trị cao ở thủ đô Washington DC.

Lithuania đã chi 110 triệu USD để đặt hàng NASAMS II vào năm 2017 (Nguồn: Strategic Forecast / Youtube).

Không thể sở hữu đồng thời S-400 lẫn NASAMS-II, Ấn Độ sẽ tự sản xuất vũ khí phòng không?

Việc Ấn Độ loại bỏ khả năng trang bị tổ hợp phòng không NASAMS-II được cho là động thái có chủ đích nhằm chuyển sang phương án tự lắp ráp - sản xuất các hệ thống phòng không trong nước.

Quyết định của IAF dựa vào chương trình "Hệ thống phòng thủ đạn đạo hai lớp" do Tổ chức nghiên cứu và phát triển quốc phòng (DRDO) thuộc sở hữu nhà nước Ấn Độ phát triển có liên quan đến việc giảm chi tiêu quân sự liên tục trong ngân sách chung của đất nước.

Các nguồn tin quân sự Ấn Độ tiết lộ với Sputnik rằng ngân sách phục vụ việc hiện đại hóa quân đội của New Delhi sẽ bị cắt giảm ít nhất 20% so với kế hoạch là 46 tỷ USD. Việc cắt giảm là do suy thoái kinh tế và phân bổ tài chính để đối phó với đại dịch Covid-19.

Chọn S-400 và quay lưng với vũ khí Mỹ, Ấn Độ khiến thương vụ bạc tỷ của ông Trump đổ bể? - Ảnh 5.

"Hệ thống phòng thủ đạn đạo hai lớp" do DRDO phát triển được cho là bao gồm ít nhất là 3 biến thể tên lửa và các radar do Israel và Pháp sản xuất

Trong một cuộc họp vào tháng 6/2020, Bộ trưởng Quốc phòng Ấn Độ Rajnath Singh cũng đã phải kêu gọi lực lượng dưới quyền "sử dụng hiệu quả các nguồn lực".

Vấn đề sử dụng hiệu quả các "tài nguyên" trong quân sự cũng sẽ được đưa ra trong hội nghị có tên "IAF trong thập kỷ tiếp theo" dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 22/7 nhằm đưa ra "kế hoạch và hành động" nằm nâng cao khả năng của IAF.

Theo Rahul Bhonsle, một nhà phân tích quân sự của Ấn Độ : "Sự "chồng chéo" của các hệ thống phòng không "nội địa" của Ấn Độ và NASAMS-II của Mỹ có thể khiến phương án tích hợp không được "liền mạch".

Chính vì vậy, sau khi từ chối NASAMS-II, các phương án trang bị vũ khí của Bộ Quốc phòng Ấn Độ được cho là rất không rõ ràng".

Chọn S-400 và quay lưng với vũ khí Mỹ, Ấn Độ khiến thương vụ bạc tỷ của ông Trump đổ bể? - Ảnh 7.

Tên lửa đạn đạo Prithvi III của là biến thể nâng cấp để trở thành tên lửa phòng không trong "Hệ thống phòng thủ đạn đạo hai lớp" (Hình minh họa: Military-Today).

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại