Mở cửa đón khách từ tháng 10/1969, Spreepark từng là công viên giải trí duy nhất ở phía Đông nước Đức.
Thời hoàng kim, nơi đây thu hút lượng lớn du khách ghé thăm, lên đến 1,5 triệu người/năm nhờ vào các trò chơi hiện đại, nổi bật nhất là vòng quay khổng lồ.
Năm 1991, nước Đức xảy ra sự kiện Bức tường Berlin sụp đổ.
Sự thay đổi tình hình chính trị gây ra ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh của Spreepark, bằng chứng là nó đánh mất đến 1/3 lượng khách, doanh thu không đủ bù đắp chi phí duy trì vận hành.
Kết quả là không lâu sau đó, công viên này được sang tay cho nhà đầu tư tư nhân Norbert Witte.
Nói sơ qua về người chủ mới của Spreepark, Norbert là ông bầu nổi tiếng khắp nước Đức với khối tài sản khổng lồ.
Ông từng là người đứng ra chịu trách nhiệm trong vụ tai nạn hội chợ lớn nhất trong lịch sử hậu chiến Đức khiến 7 người thiệt mạng và 15 người bị thương.
Sau khi tiếp quản Spreepark, ông Norbert đã tiến hành rất nhiều sự cải cách từ cảnh vật cho đến trò chơi, biến nơi đây thành công viên giải trí mang đậm phong cách phương Tây.
Thế nhưng bắt đầu từ năm 1999, lượng khách đổ về Spreekpark bắt đầu giảm mạnh, gây ra khoản nợ khổng lồ cho gia đình ông Norbert.
Công viên giải trí đông khách một thời giờ đây chỉ còn lại những tàn tích.
Năm 2002, ông Norbert ra lệnh đóng gói 6 trò chơi bên trong Spreepark vào 20 thùng container lớn để vận chuyển sang Lima, Peru. Khi đó, nhân viên của công viên chỉ đơn giản cho rằng ông có ý định sửa chữa các trò chơi.
Cùng năm, ông Norbert hoàn tất thủ tục phá sản với khoản nợ lên đến 11 triệu euro và toàn bộ kiện hàng vận chuyển sang Peru bị trả lại. Công viên Spreepark bị bỏ hoang từ dạo đó.
Tháng 11/2003, người ta phát hiện bằng chứng buôn lậu thuốc cấm của 2 cha con ông Norbert là 167 kg cocaine được giấu cẩn thận bên trong kiện hàng từ Peru về Đức.
Ngay lập tức, cả hai bị cảnh sát tiến hành bắt giữ. Năm 2004, tòa tuyên mức án phạt dành cho ông Norbert và con trai lần lượt là 7 năm và 20 năm tù giam.
Sau khi ra tù, ông Norbert sống cuộc đời im lặng tại thành phố Berlin, Đức.
(Nguồn: Atlas Obscura, The Guardian)