Sống tiết kiệm khi chồng Thạc sĩ thất nghiệp hơn nửa năm: Uống 1 cốc Starbucks cũng đắn đo, đám cưới hoãn tổ chức vì thiếu tiền

Nguyệt |

Việc chồng sắp cưới bị sa thải khiến mọi quyết định tiền nong của chúng tôi bị ảnh hưởng.

Tháng 10 năm ngoái, chồng sắp cưới của tôi đến gặp sếp để nói chuyện. Ban đầu, anh tin rằng mình có thể trao đổi về trách nhiệm của khách hàng khi làm việc. Thay vào đó, anh lại nhận được thông báo sẽ bị sa thải - một quyết định có hiệu lực ngay lập tức do công ty tái cơ cấu.

Vào thời điểm cuộc gọi ngắn ngủi giữa hai chúng tôi kết thúc, anh đã bị loại khỏi danh sách nhân viên chính thức của công ty. Cuộc trao đổi khiến cả hai chúng tôi vô cùng bất ngờ, đồng thời là mở đầu cho cuộc tìm kiếm việc làm kéo dài gần nửa năm và vẫn đang tiếp tục.

Việc chồng sắp cưới bị sa thải đã gây tổn hại tinh thần cho cả hai chúng tôi. Là một nhà văn tự do, tôi cảm thấy cần phải đảm nhận càng nhiều công việc càng tốt, để bù đắp một phần thu nhập bị mất của chồng. Bất chấp tôi đã làm việc thêm vào buổi tối và cuối tuần, tôi vẫn tiếp tục phải nói “có" với bất kỳ dự án nào đến với mình.

Lý do của tôi là thế này: Làm sao tôi có thể từ chối cơ hội làm việc khi chồng đang cố gắng hết sức tìm cơ hội mới?

Tuy nhiên, việc có nhiều khách hàng mới và đi kèm công việc kinh doanh riêng đã khiến tôi mắc chứng mất ngủ mãn tính, mắc bệnh trầm cảm và gia tăng cảm giác hoảng sợ không ngừng theo thời gian, kéo theo một lối sinh hoạt không bền vững.

Hậu quả của chấn thương tâm lý vì đồng tiền

Gần đây, tôi đã biến đến một khái niệm gọi là money trauma (chấn lương tâm lý vì đồng tiền). Nó là một phản ứng tâm lý trước trải nghiệm đau buồn, ảnh hưởng đến tài chính cá nhân từ đó kéo theo các mối quan hệ xã hội và sức khỏe của bạn đi xuống. Nhận thức về khái niệm này đã cải thiện tình trạng của tôi và chồng tốt hơn.

Một chuyên gia tài chính đã chia sẻ với chúng tôi, chấn thương liên quan đến trải nghiệm tài chính có thể quá lớn, đến mức gây ra các triệu chứng giống như PTSD, từ đó khiến chúng ta bỏ chạy khỏi các cuộc thảo luận về tiền nong.

Vị chuyên gia này nói: “Trong cơ thể và tâm trí của bạn, money trauma tạo ra những phản ứng chiến đấu hoặc bỏ chạy trước nghịch cảnh. Tim của bạn có thể bắt đầu đập nhanh, đổ mồ hôi hoặc thậm chí thấy hoảng sợ trước các tình huống nhất định liên quan đến tiền bạc. Và rất nhiều khi, mọi người không biết tại sao họ cảm thấy như vậy".

Sống tiết kiệm khi chồng Thạc sĩ thất nghiệp hơn nửa năm: Uống 1 cốc Starbucks cũng đắn đo, đám cưới hoãn tổ chức vì thiếu tiền- Ảnh 1.

Ảnh minh hoạ

Chồng sắp cưới của tôi, anh đã phải đối mặt với nợ nần trước khi bị sa thải, từng thất nghiệp 6 lần trong sự nghiệp vì những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát. Năm 2020, anh từng bị sa thải vì đại dịch. Sau đó, mặc dù có 2 tấm bằng Thạc sĩ và hơn 15 năm kinh nghiệm, anh phải mất 61 tuần để tìm cơ hội làm việc toàn thời gian tiếp theo và lại bị sa thải 2 năm sau đó.

Tôi có thể nói rằng, những trải nghiệm đau thương này đã chồng chất lên anh ấy và nó khiến tôi cảm thấy bất lực với tư cách là một vị hôn phu.

Anh nói với tôi: “Nó tác động đến sự tự tin của anh và cách anh nhìn nhận bản thân mình so với các bạn cùng lứa tuổi. Anh nghĩ họ đang có tài khoản tiết kiệm và tiền mua nhà. Nhưng anh ở đây, ở độ tuổi 40, không có tiền tiết kiệm hoặc quỹ hưu trí.

Nó khiến anh nghĩ: ‘Có chuyện gì với mình vậy? Tại sao những điều này không xảy ra với người khác?’. Anh không nghĩ mình sẽ trở nên như vậy nếu không gặp các vấn đề về tiền bạc".

Trở lại với mối quan hệ của chúng tôi, tài chính khó khăn khiến mọi giao dịch mua bán nhỏ hàng ngày đều bị ảnh hưởng. Từ việc uống một cốc Starbucks cho đến mua một hộp ngũ cốc được giảm giá, chúng tôi đều cân nhắc liệu chúng có cần thiết. Chuyện tiền nong cũng khiến đám cưới sắp tới của chúng tôi gần như không thể thực hiện được, vì cả hai không đủ khả năng chi trả số tiền tổ chức chúng.

Ngoài ra với chồng tôi, việc sa thải cũng tạo ra những chấn thương tâm lý trong các cuộc gặp với lãnh đạo công ty. Sau hai lần bị sa thải đột ngột, anh ấy gặp khó khăn trong việc tin tưởng liệu các cuộc gặp mặt sắp tới với sếp có thực sự xoay quanh chủ đề liên quan đến công việc hay không, hay lại dẫn đến một quyết định nghỉ việc khác.

Sống tiết kiệm khi chồng Thạc sĩ thất nghiệp hơn nửa năm: Uống 1 cốc Starbucks cũng đắn đo, đám cưới hoãn tổ chức vì thiếu tiền- Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ

Chúng tôi đã vượt qua khó khăn như thế nào?

Theo vị chuyên gia tài chính trên, đơn thuốc để giải “money trauma" là điều chỉnh lại suy nghĩ, cảm xúc và hành động của chúng ta thành thứ gì đó mang lại cảm giác có sức mạnh thay vì thất bại.

Đối với vợ chồng tôi, giải pháp là không ngừng nhắc nhở bản thân rằng tình hình này không phải là vĩnh viễn. Mỗi lần chúng tôi phải đối mặt với tình trạng bị sa thải, công việc luôn được tìm lại và chúng tôi thực sự tin rằng lần này sẽ không có gì khác biệt. Đó chỉ là một khoảng thời gian chờ đợi đòi hỏi sự kiên nhẫn.

Những thách thức tài chính cũng đã giúp chúng tôi giữ được quan điểm về cuộc sống và lòng biết ơn. Ngay cả khi tiền bạc eo hẹp, chúng tôi vẫn có sức khỏe tốt, một mối quan hệ yêu thương, hai bên gia đình luôn ủng hộ và những ước mơ lớn.

Theo lời của mẹ chồng tương lai: “Nếu tiền là vấn đề duy nhất của con, thì con đang làm rất tốt".

Nguồn: BI

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại