Sống sót sau một vụ nổ: Không dễ như trên phim đâu

Oct |

Có vẻ như các bộ phim của Hollywood đã khiến nhiều người trở nên coi thường sự đáng sợ của những vụ nổ. Trên thực tế, bạn sẽ không thể "cool ngầu" bước tiếp như các siêu nhân phim hành động đâu.

Trong phim, đặc biệt là mấy bộ phim hành động của Hollywood, chúng ta thường xuyên được thấy cảnh nhân vật chính hành động rất "cool": vẩy tàn thuốc vào thùng xăng rồi quay gót bước đi, để lại một biển lửa phía sau kèm những tiếng nổ chát chúa. Ngầu thực sự!

Sống sót sau một vụ nổ: Không dễ như trên phim đâu - Ảnh 1.

Nhưng có vẻ như chính những bộ phim như vậy cũng vô tình khiến con người ta coi thường sự đáng sợ của một vụ nổ thì phải.

Như rạng sáng ngày 3/1/2018 mới đây, tại Bắc Ninh đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng bắt nguồn từ cơ sở thu gom phế liệu, khiến 2 cháu bé tử vong và 7 người bị thương, kèm theo rất nhiều ngôi nhà bị đổ sập. Tại hiện trường thu được rất nhiều đầu đạn súng trường.

Trên thực tế, một vụ nổ nguy hiểm hơn chúng ta tưởng rất nhiều, không hề giống như trong phim đâu.

Một vụ nổ không chỉ có khói lửa

Hiệu ứng nhãn tiền của một vụ nổ bom là lửa và khói. Tuy nhiên, những thứ gây nguy hiểm cho chúng ta gồm 2 yếu tố: mảnh vụn, và chấn động (blast wave).

Đầu tiên là mảnh vụn. Khi một vật thể phát nổ - dù là bom hay bình gas, ngọn lửa gây ra sẽ đẩy nhiệt độ tăng đột biến, nung chảy lớp vỏ, tạo thành một trận mưa những mảnh kim loại nóng bỏng đi mọi hướng.

Chúng có thể dễ dàng phá nát một bức tường, nên da thịt con người chẳng là gì cả. Hơn nữa vì văng đi mọi hướng, nên những nạn nhân đứng cách đó khá xa vẫn có khả năng bị ảnh hưởng. Đó là lý do trong hầu hết các vụ nổ, thứ gây ra thương vong nhiều nhất chính là mảnh đạn.

Sống sót sau một vụ nổ: Không dễ như trên phim đâu - Ảnh 2.

Những chiếc cột bị mảnh vụn văng trúng, thủng lỗ chỗ. Tưởng tượng đó là thân người xem thương vong sẽ lớn thế nào?

Tiếp theo là chấn động - blast wave. Trên thực tế, đây là yếu tố tất cả mọi người đều xem nhẹ, thậm chí chẳng cần quan tâm khi nhắc đến một vụ nổ. Tuy nhiên, sức sát thương của nó thì không vừa chút nào đâu.

Khi một vụ nổ xảy ra, sẽ có lượng lớn sóng không khí bị đẩy theo mọi hướng trong một tích tắc. Đó chính là chấn động.

Bạn biết không, mỗi khi chúng ta bước đi, cơ thể đều chịu một lực tác động được gọi là áp suất không khí. Trải qua hàng triệu năm tiến hóa, con người và các loài động vật sở hữu cơ thể đủ để chịu đựng áp suất này.

Nhưng khi một vụ nổ xảy ra thì khác! Sóng không khí bị đẩy đi với tốc độ quá cao, nó sẽ tạo thành một khu vực chân không trong khoảnh khắc. Để lấp đầy khoảng không này, không khí xung quanh sẽ tràn đến, tạo ra gió rất mạnh.

Sống sót sau một vụ nổ: Không dễ như trên phim đâu - Ảnh 3.

Để cho dễ hình dung hơn thì chỉ cần một thay đổi nhỏ cỡ 5 psi (hơn 300g/cm2), gió tạo ra đã có tốc độ lên tới 258km/h. Trong khi đó, một vụ nổ thường có áp suất rơi vào cỡ 20 psi, với sức gió tạo thành là 757 km/h.

Với sức ép như vậy, một thân người sẽ bị nhấc bổng, thổi bay ra xa với tốc độ giống như bị buộc vào một đoàn tàu hỏa vậy.

Nội tạng bị phá hủy, phổi dập, tai chảy máu... Mà thậm chí ngay cả khi sức ép không giết họ, các nạn nhân vẫn có thể chết vì va đập vào các vật thể cứng xung quanh.

Tóm lại, một vụ nổ chắc chắn là cực kỳ nguy hiểm, nên sẽ không có chuyện bạn bình an bước đi như trong phim đâu. Thế nên, hãy tránh xa những vật liệu dễ nổ, đặc biệt là bom và các loại khí tài quân sự cổ xưa. Bạn đang chơi đùa với tính mạng của mình đấy.

Sống sót sau một vụ nổ: Không dễ như trên phim đâu - Ảnh 4.

Tham khảo: Gizmodo

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại