Sống sao để tránh 'tâm thần'?

HUỲNH THANH BÌNH |

Theo Bộ Y tế, Việt Nam hiện có khoảng 15 triệu người (khoảng 14,9% dân số) mắc 10 rối loạn tâm thần thường gặp như trầm cảm, lo âu, rối loạn cảm xúc lưỡng cực, rối loạn tâm thần liên quan sử dụng chất gây nghiện...

Sống sao để tránh tâm thần? - Ảnh 1.

Bệnh nhân đang được kiểm tra sức khỏe - Ảnh: Tư liệu TTO

Sống "an" để "lạc"

Trên thực tế, khi một thành viên trong gia đình có vấn đề về sức khỏe tâm thần thì hệ lụy ảnh hưởng không chỉ với bản thân mà còn tất cả các thành viên còn lại bởi vì việc trị liệu mất rất nhiều thời gian, công sức, tiền của...

Theo thạc sĩ khoa học xã hội về sức khỏe Lê Thị Minh Tâm, mỗi người có thể tự thực hiện các giải pháp phòng ngừa như sau:

+ Tăng cường chăm sóc thân - tâm - trí. Thân là cái đầu tiên cần quan tâm, bởi vì thân và tâm gắn liền với nhau, thân không ổn thì tâm bất an, mà tâm bất an thì thân không ổn. Căn bản của việc chăm sóc thân (thể chất) là mỗi ngày cần dành ít nhất 15 - 30 phút vận động cơ thể.

+ Sống hòa mình với đất, nước, cây, hoa... cho ta cảm giác bình yên, thăng hoa và được kết nối, thuộc về thiên nhiên.

+ Ghi nhận cái đang có. Nếu một người cứ suốt ngày than thở hổng có cái này cái kia thì rất dễ dẫn đến căng thẳng. Ngược lại, ghi nhận những gì ta có sẽ dễ dẫn tới nội tâm bình an.

+ Tập trung vào các điểm tích cực của bản thân.

+ Tránh xa áp lực đám đông. Các mạng xã hội như Facebook, YouTube, TikTok... cũng tạo ra áp lực. Người trẻ cần "bước lùi lại" để xem xét "việc chạy theo chúng có ý nghĩa gì đối với mình?", để rồi có sự chọn lựa hướng tới bình an.

+ Thiền định và thực hành chánh niệm.

Các giải pháp phòng ngừa rối loạn tâm thần

1- Nhìn đời đơn giản như nó là. Khi một sự việc xảy đến, nếu ta nhìn nó qua lăng kính đầy thành kiến, định kiến hoặc theo kinh nghiệm tiêu cực trước đây thì nó trở nên phức tạp và tâm trí của ta khó bình an.

2- Quản lý stress hiệu quả. Cuộc sống bận rộn, đầy cạnh tranh hiện nay buộc chúng ta "sống chung" với stress bằng cách tự trang bị các kỹ năng quản lý chúng hiệu quả.

3- Sống với hiện tại và giờ nào việc nấy. Càng "đa nhiệm" (làm nhiều việc cùng lúc) thì nguy cơ rối loạn tâm thần càng cao. Vì vậy, khi làm việc gì thì ta cần tập trung 100% và dành cho nó khoảng thời gian nhất định nào đó.

4- Bớt "khổ" (tham, sân, si...) để thân - tâm - trí "nhẹ gánh" hơn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại