1. Đừng bao giờ phán xét người khác tốt hay xấu. Vì tính cách của họ như thế nào không làm ảnh hưởng đến miếng cơm của bạn.
2. Đừng bao giờ phán xét đức hạnh của người khác. Bởi vì bạn chưa chắc đã cao thượng hơn người ta.
3. Đừng bao giờ phán xét gia đình của người khác. Bởi vì đó không phải là người thân của bạn, chả có quan hệ gì với bạn cả.
4. Đừng bao giờ phán xét học vấn, kiến thức của người khác. Bởi vì trên đời này, thứ không thiếu nhất chính là bằng cấp, thứ dễ làm nhất chính là học tập.
5. Đừng bao giờ phán xét bất cứ ai, kể cả là người mà bạn khinh thường nhất.
6. Đừng bao giờ tiêu tiền bừa bãi. Bởi vì bạn không thể nào biết, ngày mai bạn còn kiếm được tiền nữa không.
7. Đừng bao giờ kiêu ngạo khoe khoang, biết đâu ngày mai bạn sẽ đánh mất tất cả, không còn tư cách mà khoe khoang nữa.
8. Đừng bao giờ quá tự cao tự đại, hãy hiểu lấy đạo lý "Núi cao còn có núi cao hơn, người giỏi còn có người giỏi hơn". Sống mà không biết khiêm tốn, sớm muộn cũng bị người khác đẩy rơi vào thảm cảnh.
Người ngã mạn thường khinh thường người khác với tâm lý cố chấp, bảo thủ và độc đoán, cho rằng mình hơn người.
Cống cao, ngã mạn, khinh người là con đẻ của sự chấp ngã. Vì chấp ngã, tự ái nặng nề, nên họ lúc nào cũng thấy mình hay, mình giỏi hơn thiên hạ nên dễ dàng coi thường người khác.
Từ chỗ thấy mình hơn do chấp vào cái tôi này mà ta đã tạo ra bao phiền muộn khổ đau cho nhiều người.
Đối với người tu, ta càng phải khiêm tốn thấp mình để được lắng nghe, học hỏi và biết cách buông bỏ chấp ngã mà sống đời an vui, giải thoát.
Ảnh minh họa.
9. Đừng bao giờ sống dựa dẫm vào người khác. Mọi người trên đời đều đã có đủ gánh nặng cho mình, đừng biến cuộc sống của họ và của chính bạn trở nên thảm hại hơn.
10. Đừng gây hại và làm tổn thương người khác, dù là bằng lời nói hay hành động. Biết đâu ngày mai nhân quả sẽ về lại với chính mình, chỉ là sớm hay muộn mà thôi.
Mọi vật, mọi người trên đời đều không thể tránh khỏi vòng tròn của nhân quả. Nếu như bạn gieo "Nhân" tốt thì đừng vội chán nản khi mình chưa nhận được "Quả" ngọt.
Nếu bạn gieo những lời ác khẩu, làm những việc không thiện, đừng vội vui mừng khi mình chưa nhận phải quả báo. Hãy nhớ rằng, quả báo đắng ngọt không bỏ sót bất cứ một người nào.
11. Làm người không cần giải thích quá nhiều, đó mới là lựa chọn sáng suốt của người khôn ngoan.
Sống trên đời, chúng ta luôn muốn được đồng cảm, được sẻ chia và được thấu hiểu, từ đó sinh ra mong muốn giải thích với tất cả mọi người xung quanh về ý tưởng và hành động của mình.
Tuy nhiên, càng giải thích nhiều càng trở nên vô dụng, thậm chí, hành động giải thích trong mắt người ngoài còn trở thành ngụy biện, chối bỏ trách nhiệm.
"Haters gonna hate" - Người ghét bạn sẽ không bao giờ hết ghét. Cũng như người ta sẽ tin điều mà người ta muốn tin. Lúc đó, bạn có giải thích thế nào cũng chẳng thay đổi được gì.
Hãy nhớ rằng, mặt trời mọc hướng Đông đã là chân lý sự thật, mà chân lý sự thật thì không cần phải chứng minh hay giải thích.
Cho dù có người cố chứng minh ngược lại sự thật thì cũng không thay đổi được việc mặt trời luôn mọc từ hướng Đông.
Tương tự như vậy, núi cao chót vót chẳng cần chứng minh mình to lớn thế nào thì nó vẫn sừng sững chạm tới những tầng mây.
Biển rộng vô bờ chẳng cần chứng minh mình rộng lớn thế nào thì nó vẫn chứa đựng trăm ngàn tầng sóng. Đã là sự thật thì không cần quá nhiều lý do và giải thích.
Ảnh minh họa.
12. Đừng bao giờ giận dữ vô cớ, bởi vì chẳng ai nợ nần hay có trách nhiệm phải chịu đựng cơn phẫn nộ của bạn cả.
Thời điểm hiện tại có thể bạn thấy rất đau khổ, rất tức tối, rất tổn thương... Nhưng chờ một thời gian trôi qua, quay đầu nhìn lại, bạn sẽ nhận ra mọi chuyện cũng không đến nỗi nghiêm trọng như mình tưởng.
Chúng ta thường xuyên oán trách cuộc đời đối xử với mình bất công, ông trời đối xử với mình chẳng ra gì. Nhưng thật ra, cuộc đời và ông trời nào có biết được bạn là ai?
13. Đừng bao giờ phán xét sự tu tâm dưỡng tính của người khác. Bởi vì đó là tấm gương phản chiếu sự thiếu sót của chính mình.
Quá trình tu dưỡng, tôi luyện nằm ở bản thân mỗi người. Nếu bạn không ngừng soi xét, đánh giá người khác, đó chính là sự phản chiếu của khuyết điểm bên trong chính bạn, chứng tỏ bạn mới là người tu dưỡng và tôi luyện chưa đủ.