Thức trắng đêm vì tiếng ngáy như sấm vang của chồng
Chị H. Đống Đa, Hà Nội là cô gái xinh đẹp, nết na, làm tổ trưởng bộ phận marketing của một công ty phần mềm. Có anh chồng thành đạt, “đẹp như mơ” cô gái nào nhìn vào cũng ao ước có được.
Nhưng ai hiểu được nỗi niềm của chị. Từ ngày lấy chồng về chị chưa có 1 đêm nào yên giấc. Ngay đêm tân hôn chị đã bàng hoàng khi nghe tiếng ngáy ngủ vang như sấm của chồng.
Chị cũng không ngờ rằng người chồng thanh lịch, thành đạt của chị lại mắc phải căn bệnh oái oăm này.
Từ ngày lấy chồng chị luôn trong tình trạng mất ngủ trầm trọng, công việc sa sút, mặt mũi nhợt nhạt ai nhìn vào cũng tưởng anh chị “sung” quá nên thành ra khổ,…
Nỗi khổ này ai thấu?
Bác sĩ Văn Tân
Người ngáy thường bị ngưng thở một thời gian khá lâu, do các phần mềm và niêm mạc của cuống họng làm nghẹt khí quản, hai lá phổi và não bị thiếu dưỡng khí.
Khi đó, não sẽ phát ra tín hiệu làm giãn nở cuống họng và khí quản, làm cho quá trình hô hấp trở lại bình thường.
Nếu những rối loạn diễn ra liên tục sẽ gây ra chứng ngưng thở khi ngủ, khiến giấc ngủ không ngon và thời kỳ ngủ say bị ngắt quãng.
Hậu quả là bộ não không nghỉ ngơi hoàn toàn sau một ngày hoạt động, khiến người bệnh trở nên bần thần, mệt mỏi.
Nghiêm trọng hơn là sóng điện não bị xáo trộn, làm người bệnh giảm trí nhớ, năng suất làm việc, mệt mỏi, khó tập trung và ngủ gật ban ngày...
Theo Sức khỏe và đời sống
Thấy vợ sa sút, mất ngủ vì mình anh cũng thấy có lỗi, tìm mọi cách để chữa trị mà cũng không hiệu quả.
Anh tự hứa với bản thân ít uống rượu bia trước khi ngủ để không ngủ quá say mà ngáy to khiến vợ mất ngủ.
Thậm chí còn dùng kẹp mũi để thở bằng miệng nửa đêm khó thở anh lại vùng dậy vứt kẹp ra để thở. Vậy là từ đó đến sáng chị lại thức trắng đêm.
Nhiều hôm chị phải ôm chăn màn ra phòng khách ngủ nhưng bức tường ngăn cách cùng cánh cửa phòng dường như vẫn quá mỏng khiến tiếng ngáy của chồng chị vẫn lọt qua nghe rõ mồn một.
Nhiều lần bức xúc chị H. nghĩ không nhẽ vợ chồng lại đâm đơn ra tòa vì căn bệnh ngáy ngủ của chồng?...
Nguyên nhân gây ra bệnh ngáy ngủ
Theo các nhà khoa học Mỹ thì những người mắc chứng bệnh ngáy ngủ thường có chung những đặc điểm như:
- Thừa cân, béo phì: Những người béo thường thiếu cằm, bộ phận ở họng bị chèn ép do mỡ,…
- Hơi thở đi qua cổ họng rồi vào phổi hoặc qua mũi, miệng.
Qua nghiên cứu ở những người mắc chứng ngáy ngủ này thì thấy rằng hầu hết có lưỡi gà dài, lưỡi to, vòm miệng nhỏ, cổ họng hẹp, sống mũi gãy, có hạch lớn ở vòm họng, hay có các khối u, cục thịt thừa ở họng làm cản trở đường thở.
Nếu ngáy quá to, thì đây là dấu hiệu của căn bệnh ngừng thở khi ngủ. Đây là chứng bệnh rất nguy hiểm đến sức khỏe của người bệnh, dễ sinh các bệnh mạn tính như huyết áp và tim mạch.
Đồng thời ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của những người sống xung quanh họ. Vì vậy, đây là căn bệnh không thể coi thường.
Muốn điều trị bệnh hiệu quả người bệnh cần đi khám để tìm ra nguyên nhân gây bệnh và được sự hướng dẫn của bác sĩ chuyên khoa.
Các phương pháp chữa trị bệnh ngáy ngủ
Cũng theo các chuyên gia của Mỹ có hai phương pháp điều trị cho những trường hợp ngáy ngủ nhẹ và nặng như sau:
Trường hợp ngáy ngủ nhẹ:
- Hạn chế ăn chất béo
- Tập thể dục đều đặn mỗi ngày
- Thay đổi tư thế nằm: Bạn nên nằm nghiêng, tránh nằm ngửa (Khi nằm ngửa lưỡi gà và quai hàm dưới bị sụp xuống khiến cổ họng hẹp lại và hơi thở khó thoát ra ngoài gây nên tiếng ngáy to).
- Sử dụng thuốc an thần theo hướng dẫn của bác sĩ
- Đeo mặt nạ cho mũi hay miếng ngựa bọc răng để hàm dưới đưa ra trước hàm trên và tăng độ thông thoáng cho cổ họng.
Trường hợp ngáy ngủ nặng:
- Phẫu thuật tạo hình cổ họng, nếu có thịt thừa sẽ loại bỏ.
- Giải phẫu tăng kích thước của cổ họng bằng tia laser
- Giải phẫu hàm để tăng kích thước đường thở