Vì sao bạn tuyệt đối không được bảo quản khoai tây trong tủ lạnh?

Phong |

Xưa nay, ai cũng nghĩ khoai tây là loại thực phẩm "lành". Bởi thế khi có thông tin khoai tây có chứa chất gây ung thư, không ít người giật mình.

Thực tế, khoai tây rất tốt cho sức khỏe. Khoai tây ít calo, không có chất béo và cholestrerol, hàm lượng vitamin cao và là nguồn cung cấp kali, vitamin B6 và chất xơ thô tuyệt vời. Ngoài ra nó còn đem lại rất nhiều lợi ích bất ngờ cho sức khỏe như tốt cho tim mạch, giảm nguy cơ mắc ung thư, tốt cho hệ tiêu hóa, giúp giảm cân,...

Dưới đây là vài lợi ích của khoai tây:

Trị loét dạ dày

Trong cuộc nghiên cứu, các nhà khoa học tại Trường ĐH Manchester (Anh) đã phát hiện khoai tây có chứa các phân tử kháng khuẩn độc đáo, có thể giúp điều trị chứng loét dạ dày và giúp ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn lưu trú trong dạ dày, vốn là nguyên nhân gây tình trạng loét dạ dày và ợ nóng. Do đó mọi người có thể bổ sung vào cơ thể hằng ngày như là một phần của lối sống lành mạnh.

Chống ung thư

Bạn có thể làm tăng chất acrylamice gây ung thư có trong khoai tây nếu như:

- Bảo quản khoai tây trong tủ lạnh

- Không ngâm nước nhiều giờ trước khi chế biến

- Chiên, rán khoai tây ở nhiệt độ cao

Một củ khoai tây trung bình 148g thì có chứa khoảng 26g cacbon hydrat và hình thức chủ yếu của chất này là tinh bột tinh. Tinh bột này được coi là một hiệu ứng sinh lý và có lợi cho sức khỏe của chúng ta. Tương tự như chất xơ là chất chống ung thư ruột kết. Với những công dụng của khoai tây, bạn có thể tìm hiểu và có thể thêm khoai tây trong thực đơn hàng ngày để chống các căn bệnh trên.

Giúp làm giảm sỏi thận

Sỏi thận gây ra chủ yếu là do mức tăng acid uric trong máu. Các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bị sỏi thận ăn nhiều khoai tây trong bữa ăn bởi do nó có hàm lượng cao các chất sắt và canxi.

Giảm viêm

Nếu bạn thường xuyên bị các chứng viêm bên ngoài hoặc bên trong thì khoai tây có thể rất hữu ích cho bạn. Khoai tây rất mềm, dễ tiêu hóa nên làm dịu đường ruột và hệ tiêu hóa. Nó cũng có thể chữa lành tình trạng viêm bên ngoài khi chà xát lên chỗ viêm. Đặc biệt, khoai tây rất tốt cho những người bị loét miệng.

Tốt cho người bệnh tiểu đường

Nhiều người nghĩ rằng khoai tây không tốt cho những người bị bệnh tiểu đường vì nó có thể làm tăng lượng đường trong máu. Trên thực tế khoai tây không ảnh hưởng đến chỉ số đường huyết của người bệnh tiểu đường.

Giảm béo

Thường xuyên ăn khoai tây sẽ giúp bạn quên đi nỗi lo về lượng mỡ tích tụ trong cơ thể, bởi khoai tây chỉ chứa 0,1% chất béo, là một trong những thực phẩm có hàm lượng chất béo thấp nhất. Với những người ăn kiêng để giảm cân, khoai tây sẽ là lựa chọn hàng đầu.

Độc tố ít người biết tồn tại trong khoai tây

Tuy nhiên, ít người biết, trong khoai tây có chứa chất acrylamide - một loại chất có khả năng gây ung thư ở người, đồng thời làm tổn thương hệ thần kinh nếu tiếp xúc với liều lượng lớn.

Độc tố này trong một số loại thực phẩm chứa tinh bột khoai tây được chế biến ở nhiệt độ cao. Nguyên nhân là do khi bị làm nóng ở nhiệt độ cao, asparagine (một loại axit amin) và đường tự nhiên trong thực phẩm là thực vật sẽ phản ứng với nhau để tạo thành acrylamide càng tăng. Đứng đầu danh sách thực phẩm có hàm lượng acrylamide cao nhất là khoai tây chiên (bao gồm cả loại tự chế biến ở gia đình và loại đóng gói sẵn), cà phê, bánh ngọt, bánh quy, bánh mỳ các loại.

Tổ chức Y tế thế gới (WHO) và tổ chức Nông lương LHQ (FAO) đều coi acrylamide trong thực phẩm là mối lo ngại nghiêm trọng. Nghiên cứu trên động vật cho thấy chất này làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh ung thư .

Ở người, tuy còn cần thêm nhiều nghiên cứu để làm rõ cơ chế tác động của acrylamide và hậu quả có nó, song bước đầu, các nhà khoa học cũng đã khẳng định có sự liên quan giữa chế độ ăn uống nhiều acrylamide với nguy cơ mắc ung thư vú và ung thư tế bào thận.

Cho đến nay chưa có phương pháp nào loại bỏ hoàn toàn acrylamide ra khỏi thực phẩm. Nhưng bạn có thể giảm bớt lượng độc tố này bằng một số phương pháp sau:

- Đối với loại thực phẩm có nguy cơ cao như khoai tây chiên, bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, bánh phồng tôm..., khi chế biến tuyệt đối không nên để quá già, không ăn các phần bị cháy vì những phần này tập trung nhiều acrylamide nhất. Không rán hoặc nướng lại nhiều lần. Không nên ăn quá nhiều các loại thực phẩm có nguy cơ cao cùng lúc.

- Riêng đối với khoai tây, nên cắt lát và ngâm vào nước từ 15 đến 30 phút trước khi rán. Không nên bảo quản khoai tây trong tủ lạnh vì như vậy sẽ làm tăng lượng đường trong khoai, dẫn đến tăng acrylamide khi chế biến.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại