Một nhóm các nhà khoa học ở Na Uy đã đưa ra bằng chứng khoa học về việc uống rượu điều độ có nhiều lợi ích cho tim mạch. Theo đó, uống 3 - 5 ly/tuần giúp giảm nguy cơ mắc suy tim và nhồi máu cơ tim.
Imre Janszky, giáo sư chuyên khoa y tế công cộng, trường ĐH Khoa học Công nghệ Na Uy cho biết uống đồ uống có cồn là đóng góp một phần cho việc sống khỏe mạnh. Uống một cách điều độ cũng có nhiều lợi ích.
Ông cũng bổ sung, một trong những tác dụng của đồ uống có cồn là mang đến nhiều cholesterol có lợi cho cơ thể.
Giáo sư Janszky cùng các cộng sự đến từ Viện Karolinska (Thụy Điển), là một trong những trường đại học y tế hàng đầu thế giới, đã công bố 2 nghiên cứu về mối quan hệ giữa đồ uống có cồn và sức khỏe tim mạch.
Nghiên cứu mới nhất tập trung về bệnh suy tim, trong khi nghiên cứu còn lại được công bố vào tháng 9 vừa qua tập trung nghiên cứu về nhồi máu cơ tim cấp tính.
Trong cả 2 trường hợp, nghiên cứu chỉ ra những người uống rượu điều độ có sức khỏe tim mạch tốt hơn những người không sử dụng đồ uống có cồn.
Người uống 3 - 5 ly/tuần có nguy cơ mắc bệnh suy tim ít hơn 33% so với những người uống rất ít hoặc uống quá nhiều. Trong những trường hợp nhồi máu cơ tim, tỉ lệ này là 28% với số lượng chỉ uống 1 lần/tuần.
Mối liên hệ giữa đồ uống có cồn và sức khỏe tim mạch đã và đang tiếp tục được nghiên cứu ở nhiều quốc gia, bao gồm ở Mỹ và các nước Nam Âu.
Nhiều kết luận được đưa ra giống nhau, nhưng việc uống rượu được lấy làm mẫu nghiên cứu ở các quốc gia thì khác nhau. Ví dụ, ở các nước như Pháp và Ý, rất ít người uống rượu.
Những câu hỏi được đặt ra là liệu rằng những kết luận trước đây có thực sự đáng tin, nếu các yếu tố khác liên quan đến người không uống rượu có thể ảnh hưởng tới kết quả nghiên cứu.
Để trả lời cho câu hỏi này, các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu đối với người dân Na Uy, đất nước có rất ít người uống rượu. Các nghiên cứu này cùng dựa trên Nghiên cứu sức khỏe Nord-Trondelag (HUNT) được tiến hành trong giai đoạn 1995 - 1997.
Nghiên cứu kiểm nghiệm về mối quan hệ giữa bệnh suy tim và đồ uống có cồn thu hút 60.665 người đăng ký tham gia. Trong khoảng thời gian đó, tất cả những người tham gia nghiên cứu không có một dấu hiệu nào của bệnh suy tim.
Nhưng từ năm 1997 - 2008, trong số hơn 60 nghìn người, có 1588 trường hợp bị bệnh suy tim. Nguy cơ mắc bệnh cao nhất là ở nhóm người ít khi hoặc không bao giờ uống đồ có cồn.
Trong nghiên cứu về các trường hợp nhồi máu cơ tim, 41 % người tham gia được hỏi nói rằng họ không uống, hoặc chỉ uống ít hơn 1 hoặc 2 /tuần.
Những người uống từ 5 lần/tháng có nguy cơ mắc bệnh thấp hơn nhóm người không uống hoặc uống ít tới 21 %. Trong khi những người uống từ 1 đến 5 lần/ tháng có tỉ lệ mắc bệnh thấp hơn 2%.
Các nhà nghiên cứu nhấn mạnh rằng có ít người tham gia nghiên cứu này uống rất nhiều rượu, vì vậy họ không thể kết luận việc uống rượu với liều lượng cao giúp bảo vệ chống lại cơn đau tim hoặc suy tim.
“Chúng tôi thực hiện nghiên cứu sâu về tim, và điều quan trọng cần nhấn mạnh là một lượng rượu nhỏ mỗi ngày sẽ mang lại lợi ích cho tim mạch. Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc uống rượu mỗi ngày để có một trái tim khỏe mạnh”.
Giáo sư Janszky cũng nhấn mạnh thêm: “Tôi không khuyến khích mọi người uống rượu mọi lúc mọi nơi”.
Các nhà khoa học đã nhìn vào những ảnh hưởng trong phạm vi lớn hơn, như các vấn đề xã hội hay các bệnh khác có thể gia tăng do tiêu thụ nhiều rượu.
Họ thấy rằng nguy cơ tử vong từ các biến chứng khác nhau của bệnh tim mạch tăng lên với những người uống từ 5 ly/ tuần trở lên. Trong khi những người uống một lượng vừa phải có nguy cơ thấp.
Hơn nữa, uống nhiều rượu cũng là nguyên nhân gia tăng tử vong do bệnh gan hoặc gây nên bệnh huyết áp cao. Điều cần thiết là uống một cách điều độ chứ không nên lạm dụng những thức uống có cồn này.
Nghiên cứu về mối quan hệ giữa thức uống có cồn và bệnh suy tim trên đã được công bố trên tạp chí Journal of Cardiology, trong khi các nghiên cứu tập trung về nhồi máu cơ tim cấp tính được công bố trên tạp chí Journal of Internal Medicine.
Sau đây là hướng dẫn về địnhlượng uống thức uống có cồn để tốt cho sức khỏe.
* Theo Daily Mail