Thứ mà 99% bà mẹ thích ăn mà không biết có thể làm chết thai nhi

Hương Nguyễn |

“Chúng tôi đã cố gắng hết sức, nhưng khi cô Trương sinh ra được thì cái thai đã bị chết". Đó là lời bác sĩ về 1 thai phụ bị nhiễm tiểu đường thai kỳ do ăn nhiều đồ ngọt.

Ăn nhiều đồ ngọt, mẹ nguy kịch, con chết vì tiểu đường thai kỳ

Nói đến chuyện này, các bác sĩ vẫn không ngừng thở dài: “Đối với cô Trương chuyện này là một cơn ác mộng, còn đối với chúng tôi là sự thương tiếc vô cùng.”

Cô Trương 28 tuổi mang thai được 20 tuần, lúc kiểm tra thai lượng đường trong máu hơi cao, bác sĩ đã nhắc nhở cô ấy nên chú ý đến chế độ ăn uống, nhưng cô Trương lại bỏ ngoài tai lời bác sĩ.

Bình thường lúc đi làm được nghỉ giữa giờ, cô Trương thường ăn rất nhiều các thực phẩm bổ dưỡng, hoàn toàn không để ý lời dăn dò của bác sĩ.

Người nhà cũng vì chiều theo ý thích của cô Trương mà mua rất nhiều trà sữa và bột đậu đỏ cho cô.

Bình thường cô Trương rất thích ăn đồ ngọt vì nghĩ rằng ăn đồ ngọt có thể làm cho tâm trạng bà bầu vui vẻ hơn, nên không hề kiêng dè. Một thời gian sau, khẩu vị của cô Trương ngày càng kém, thường buồn nôn và nôn mửa.

Sau khi đưa tới bệnh viện, bị bác sĩ chẩn đoán nhầm viêm dạ dày nên truyền đường glucô cho cô Trương.

Cho đến khi cái thai của cô Trương được 28 tuần tuổi, cô cảm thấy ngày càng không thoải mái, nên gia đình vội vã đưa đến bệnh viện.

Lúc đưa đến bệnh viện cô Trương đã bị đái đường, thần chí rối loạn, lượng đường trong máu rất cao. Sau khi được bác sĩ cố gắng cứu chữa, cô Trương đã bình phục, nhưng đứa bé thì không giữ được.

Bác sĩ cho biết, đa số phụ nữ khi mang thai có thể tiết ra nhiều isulin hơn để duy trì nồng độ đường trong máu ở mức bình thường.

Nhưng có một vài sản phụ lượng insulin tự tạo không đủ, khiến cơ thể luôn ở trong trạng thái lượng đường trong máu cao, từ đó dẫn tới bị bệnh tiểu đường.


Phụ nữ có thai có xu hướng bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều hóa quả có chứa đường gluco như nho, vải thiều, nhãn...

Phụ nữ có thai có xu hướng bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều hóa quả có chứa đường gluco như nho, vải thiều, nhãn...

Cô Trương vốn dĩ có tiền sử bệnh tiểu đường, hơn nữa lại thích ăn đồ ngọt, lúc kiểm tra thai lượng đường trong máu cao.

Tuy nhiên, cô Trương không có chế độ ăn uống hợp lý, trong những ngày nghỉ thường ăn nhiều thực phẩm có nhiều chất béo như bánh chưng, bánh rán, và thực phẩm ngọt như bột đậu đỏ, sầu riêng, trà sữa...

Thêm vào đó, lại không có chế độ tập luyện hợp lý, thường ngồi ở nhà chơi mạc chượt, cộng thêm tiền sử bệnh tiểu đường. Chính vì vậy, mới dẫn tới sự việc đáng tiếc.

Bệnh tiểu đường vốn dĩ có thể chữa khỏi được, nhưng lượng đường trong máu không được khống chế, rất dễ gấy ra đái đường, hơn nữa sau đó tỷ lệ mắc lại tiểu đường cũng rất cao.

Không nên ăn quá nhiều hoa quả, mỗi bữa không nên ăn quá no

Bữa ăn chuẩn cho một bà mẹ là chủ đề mà mọi người rất quan tâm. Bác sĩ cho biết, dù sản phụ có lượng đường trong máu cao hay không thì một bữa ăn chuẩn cho sản phụ nhất định là không được ăn quá no, nên ăn thành nhiều bữa khác nhau trong ngày.

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng nên bổ sung nhiều sắt, những người thiếu máu càng phải bổ sung nhiều sắt.

Hằng ngày có thể ăn các loại thịt như thịt nạc, thịt bò, và một lượng hợp lý rau chân vịt, bởi vì rau chân vịt bổ sung sắt cho cơ thể nhưng đồng thời có thể ngăn chặn quá trình hấp thụ canxi.

Lúc mang thai sau 5 tháng có thể bổ sung canxi hợp lý, uống sữa có thể giúp cho quá trình phát triển của thai nhi.

Phụ nữ mang thai có xu hướng bệnh tiểu đường cần phải khống chế lượng đường vào cơ thể.

Bình thường bệnh nhân có lượng đường trong máu cao không nên ăn nhiều hoa quả có chứa đường glucô  như nho, cherry, vải thiều, nhãn, các loại tinh bột có chứa nhiều đường như cơm, khoai tây,..

Trong quá trình mang thai, nếu như hấp thụ quá nhiều chất đạm, chất béo, các loạt hạt cũng có thể dẫn tới nồng độ axit uric trong máu cao.

Phụ nữ mang thai có xu hướng bị bệnh tiểu đường nên có chế độ ăn hợp lý.

- Đối với sản phụ có lượng đường trong máu cao, không nên ăn quá 1 kg hoa quả một ngày, hơn nữa cần ăn nhiều loại khác nhau; nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày và giám sát lượng đường trong máu.

- Thức ăn nên thanh đạm một chút, mỗi bữa có thể có nhiều món khác nhau, chú ý bổ sung sắt và canxi.

- Không nên ăn uống quá nhiều, cân nặng tăng nhiều dẫn đến bệnh tiểu đường sau này sinh bé ra cũng dễ mắc tiểu đường.

- Nên tập thể dục hợp lý như đi bộ, lúc gần sinh thì nên hạn chế vận động để tránh sảy thai.

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại