Tác hại của rau mùng tơi, rau má, rau răm, ngải cứu

Mạnh quân |

Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

1. Rau mùng tơi

Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng.

Ngoài ra hàm lượng chất xơ nhiều trong rau mồng tơi sẽ gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như calcium, kẽm, sắt…

Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế ăn rau mùng tơi.

Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric.

Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển.


Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Ảnh minh họa.

Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao acid oxalic, một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Ảnh minh họa.

2. Rau má

Dù có nhiều công dụng để chữa bệnh nhưng rau má nếu dùng nhiều sẽ có nhiều tai họa. Người bình thường có thể dùng 1 cốc nước rau má/ngày (khoảng dưới 40 gr rau), nhưng cũng không nên uống quá 1 tháng.

Rau má tính hàn nên dễ gây đầy bụng, tiêu chảy (nhất là với người thân nhiệt thấp, hay lạnh bụng. Do đó có thể ăn nên thêm vài lát gừng cho ấm bụng.

Rau má có thể làm giảm tác dụng an thần khi dùng với các loại thuốc cảm lạnh và ho, hoặc uống rượu.

Ăn nhiều rau má sẽ khiến làm tăng cholesterol, tiểu đường, nhức đầu, mất ý thức thoáng qua, giảm khả năng mang thai, gây sảy thai… Rau má làm giảm hiệu quả của insulin và các thuốc tiểu đường uống, thuốc hạ cholesterol.

3. Rau răm

Rau răm làm sáng mắt, ích trí, mạnh gân cốt. Rau răm còn là vị thuốc chữa đau bụng, đầy hơi, lạnh bụng, nôn mửa, say nắng, khát nước.

Nước ép rau răm tươi có khả năng giải độc nọc rắn. Dùng ngoài có thể chữa hắc lào, ghẻ lở, sâu quảng và tê bại.

Dù không không độc, nhưng cũng có thể gây họa cho người ăn nếu ăn quá nhiều và thường xuyên. Ăn rau răm nhiều sẽ sinh nóng rét, giảm tinh khí, thương tổn đến tủy, suy yếu tình dục.

Cả nam và nữ nếu ăn rau răm nhiều và thường xuyên có thể gây giảm ham muốn, đàn ông kém cường dương tráng khí, chân huyết sẽ khô đi.

Phụ nữ có thể mất chu kỳ kinh nguyệt. Những người đang có thai, máu nóng, đang kỳ kinh nguyệt không nên ăn rau răm.

4. Ngải cứu

Ngải cứu được biết đến có công dụng giúp tuần hoàn máu, giảm đau cơ, đau đầu, nhuận tràng, lợi tiểu… nhưng khi dùng nhiều có thể gây ra những hậu quả khôn lường.


Ngải cứu được biết đến có công dụng giúp tuần hoàn máu, giảm đau cơ, đau đầu, nhuận tràng, lợi tiểu… Ảnh minh họa.

Ngải cứu được biết đến có công dụng giúp tuần hoàn máu, giảm đau cơ, đau đầu, nhuận tràng, lợi tiểu… Ảnh minh họa.

Khi dùng nhiều ngải cứu, thần kinh trung ương bị hưng phấn quá mức sẽ dẫn tới tình trạng chân tay run giật cục bộ.

Sự ảnh hưởng tới thần kinh nhiều lần như vậy sẽ dẫn đến các bệnh hay quên, ảo giác, viêm thần kinh, tổn thương não và thậm chí là tê liệt.

Theo các bác sĩ Đông y, những người bị các bệnh về gan, rối loạn đường ruột cấp tính, sỏi thận, xơ vữa động mạch vành, mang thai 3 tháng đầu thì không nên ăn ngải cứu. Nếu ăn có thể bị ngộ động, gan to, sảy thai, sinh non.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại