Nước rửa bát thực chất là chất tẩy rửa. Hiện nay thị trường nước rửa bát thường được chia làm 2 loại: Nước rửa bát làm từ chất hữu cơ và một loại khác được làm từ chất hóa học.
Nước rửa bát làm từ chất hóa học thường là loại sản phẩm không rõ nguồn gốc. Cách chế biến loại nước rửa bát này vô cùng đơn giản và thô sơ.
Chỉ cần trộn chất hoạt động bề mặt có tính kiềm cực mạnh (NaOH, Na2SO3, Na3SO4), chất tạo đặc, chất tạo mùi và phẩm màu công nghiệp là đã có thể ra thành phẩm là nước rửa bát.
Đương nhiên, những loại hóa chất này không qua kiểm định và sự độc hại của nó không ai có thể lường trước được.
Khi nước rửa bát này dính vào bát đĩa, dụng cụ đựng và nấu thức ăn, chất chất Natri hiđroxit sẽ tác động xấu đến dạ dày, ăn mòn miệng, làm chức năng của hệ men tiêu hóa của bạn bị suy giảm.
Những hóa chất tiếp xúc trực tiếp với da sẽ bào mòn khiến da trở nên mỏng đi, thậm chí gây viêm da... Dùng lâu có thể dẫn tới ung thư.
Không đơn giản có vậy, những hương liệu tạo mùi trong loại nước rửa bát rởm này có thể ảnh hưởng trực tiếp đến phổi, hệ hô hấp và hệ thần kinh của bạn, khiến cho bạn gặp chứng đau đầu, khó thở...
Loại thứ 2 là nước rửa bát có nguồn gốc từ chất hữu cơ, có chứng nhận từ Bộ Y tế. Loại nước rửa bát này thường an toàn hơn nhưng dù sao vẫn là chất tẩy rửa. Nếu không biết cách sử dụng đúng, loại nước rửa bát này vẫn có thể gây độc cho người dùng.
Dưới đây là những sai lầm phổ biến mà các bà nội trợ thường mắc khi dùng nước rửa bát. Có thể trong thời gian ngắn, người dùng chưa cảm nhận được sự nguy hiểm trong cách sử dụng sai này. Nhưng về lâu dài, những sai lâm này đem đến rất nhiều hậu quả cho sức khỏe.
1. Dùng nước rửa bát không rõ nguồn gốc:
Sự độc hại của nước rửa bát trôi nổi, không rõ nguồn gốc đã được nói kỹ ở trên.
Chắc rằng các bà nội trợ sẽ không phủ nhận sự nguy hiểm của nó bởi sản phẩm này không chỉ tác động đến da tay do tiếp xúc mà còn dính trên những sản phẩm đựng đồ ăn thức uống và có thể theo con đường đó vào trực tiếp cơ thể người.
2. Đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa:
Nhiều người quan niệm, nước rửa bát càng đậm đặc thì hiệu quả tẩy rửa càng cao. Điều này đương nhiên là đúng nhưng có điều nếu đổ nước rửa bát trực tiếp lên bát đĩa sẽ tạo cơ hội cho lượng hóa chất tồn dư bám lại trên bề mặt bát đĩa, sau đó theo thức ăn đi vào cơ thể bạn.
Vì thế nên cần hòa nước rửa bát với một lượng nhỏ nước, khuấy cho tan đều rồi mới dùng miếng rửa thấm dung dịch này để rửa bát để đảm bảo chỉ sử dụng một lượng nước rửa bát đủ dùng làm sạch bát đĩa của bạn.
3. Ngâm bát đĩa trong nước rửa bát:
Nhiều người quan niệm rằng, thao tác này sẽ khiến bát đĩa nhanh sạch và tiết kiệm công sức rửa bát hơn nhưng thực ra đó là một sai lầm trầm trọng bởi bạn đã tạo cơ hội cho hóa chất tẩy rửa ngấm vào dụng cụ nấu ăn và đựng thực phẩm của mình.
Đối với những dụng cụ ăn uống khác như đũa tre thì những hóa chất đã ngấm vào không thể rửa sạch được.
3. Không rửa kỹ bát đĩa sau khi đã tẩy rửa bằng nước rửa bát:
Nếu bạn chỉ dùng tay để cảm nhận nước rửa bát đã không còn bám trên bề mặt dụng cụ nữa thì đó là một sai lầm. Thực tế, nước rửa bát còn bám lại rất lâu, chỉ khi bạn tráng đi tráng lại 2,3 lần bằng nước sạch thì mới có thể rửa trôi được những hóa chất này.
4. Dùng xà phòng giặt thay thế nước rửa bát:
Nhiều người nghĩ cùng là hóa chất tẩy rửa và có thể rửa trôi trong nước thì có thể dùng xà phòng giặt thay cho nước rửa bát.
Điều này là sai lầm cực kỳ nghiêm trọng vì độc tính trong xà phòng cao hơn rất nhiều ở trong nước rửa bát, thậm chí có nhiều chất gây ung thư.
Hơn nữa, khả năng rửa trôi của xà phòng khó hơn nước rửa bát. Khi những tồn dư hóa chất của xà phòng bám lại trên bát đĩa, bạn có thể mắc nhiều căn bệnh nguy hiểm như viêm gan, viêm dạ dày, viêm túi mật, giảm khả năng đề kháng của cơ thể.