Số người chết vì dịch bệnh Ebola bùng phát ở Tây Phi đã lên tới gần 900 người. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cũng cho biết, tính đến ngày hôm qua, trường hợp nhiễm bệnh ở 4 nước Tây Phi là 1.603 người. Trong đó, bác sỹ chữa trị cho bệnh nhân đầu tiên nhiễm Ebola đã qua đời cuối tháng 7 tại Lagos (Nigeria) vì Ebola.
Chuyên gia y tế đang chăm sóc cho bệnh nhân nhiễm Ebola.
Virus gây bệnh này có hàng loạt biến thể. Virus được đặt theo con sông Ebola ở Cộng hòa Dân chủ Congo, nơi dịch bệnh bùng phát lần đầu tiên vào năm 1976.
Một trại cách ly điều trị những người bị nhiễm Ebola ở Tây Phi.
Một bệnh nhân bị nhiễm Ebola.
Nhân viên y tế đang chuẩn bị đồ ăn cho bệnh nhân khu vực cách ly điều trị Ebola.
Dịch Ebola thường xuất hiện từ những ngôi làng hẻo lánh ở Trung và Tây Phi, gần rừng mưa nhiệt đới. Virus lây truyền từ động vật hoang dã sang người sau đó lan ra trong cộng đồng theo hình thức từ người sang người. Tổ chức Y tế Thế giới WHO cho biết loài dơi quạ ăn trái (Pteropodidae) là vật chủ tự nhiên của Ebola. Ngoài ra khỉ đột, vượn, lợn... cũng có thể trở thành vật trung gian truyền bệnh nếu chúng tiếp xúc với nước bọt hoặc phân dơi.
Bệnh nhân tử vong vì virus Ebola "ăn" hết phần miệng và vòm họng.
Bàn tay bị hoại tử vì Ebola.
Vòm họng của một bệnh nhân đang bị phá hủy bởi Ebola.
Người nhiễm virus Ebola có thời gian ủ bệnh từ 2 đến 21 ngày, sau đó có các triệu chứng như sốt cao đột ngột, suy nhược, căng thẳng, đau cơ, nhức đầu, đau họng. Tiếp đó, người bệnh ói mửa, tiêu chảy, phát ban, suy giảm chức năng gan và thận, có thể gây xuất huyết nội và ngoại.
Xác nạn nhân tử vong vì Ebola được chuyển ra khỏi trại cách ly.
Nhân viên y tế đang khiêng xác những nạn nhân tử vong vì Ebola đến nghĩa địa.
Số người chết vì Ebola vẫn có xu hướng gia tăng.
Các nhân viên y tế mai táng nạn nhân tử vong vì Ebola.
Hiện chưa có vaccine hay phác đồ điều trị căn bệnh này.
Không khí chết chóc bao trùm lên các nước Tây Phi vì đại dịch Ebola.
Nhân viên y tế phun thuốc phòng bệnh Ebola tại các làng quê.