Đây là một loại ký sinh trùng nguy hiểm, có hình thức giống như 1 sợi chỉ có thể gây liệt cho người nhiễm bệnh.
Giun Dracunculiasis ký sinh trong chân người.
Cơ chế tồn tại của loại giun này là do ấu trùng giun lọt vào dạ dày, phát triển thành con giun với chiều dài lên đến 100cm. Khi trở thành giun trưởng thành, chúng thường phá da để ra ngoài và gây bỏng rát ở da chân nạn nhân.
Người bệnh thường lấy que diêm để lấy ra từng đoạn giun ở dưới da.
Cơ chế lan truyền của loại ký sinh trùng này là khi con người uống phải nước có bọ chét nước nhiễm ký sinh trùng.
Hoặc cũng có khi, những người mắc bệnh, do bị bỏng rát và đau nên thường ngâm chân vào nước để giảm đau và vô tình phát tán trứng giun Dracunculiasis vào nước. Trứng giun phát triển thành ấu trùng và đi vào cơ thể những người uống nước đó.
Khoảng 1 năm sau khi bị nhiễm bệnh thì 1 hoặc nhiều con giun xuất hiện dưới da thông qua 1 chỗ phồng rộp, thường là ở chân, gây đau đớn cho người bệnh.
Kích thước của loại giun này khá dài, có khi lên đến cả mét.
Bệnh giun tròn Dracunculiasis thường chỉ tìm thấy trong những cộng đồng nghèo khỏ ở nông thôn các nước có thu nhập thấp, nơi môi trường sống không được đảm bảo và rất nhiều nơi người dân phải sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm.
Không có thuốc phòng ngừa hay điều trị cho căn bệnh này. Biện pháp phòng ngừa chủ yếu là sử dụng nguồn nước sạch.