Theo thông tin mới ghi nhận ngày hôm qua, Việt Nam đã có có 2 ca xác nhận mắc nhiễm virus Zika tại Nha Trang và thành phố Hồ Chí Minh.
Đây là tin không vui với tất cả mọi người, đặc biệt là những phụ đang và có ý định mang thai với lo ngại virus Zika có thể gây nên chứng hẹp đầu cho thai nhi.
Tính tới nay, các bác sĩ trên toàn thế giới vẫn chưa tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm đối với loại virus này.
Vậy cần làm gì để phòng tránh virus Zika một cách hiệu quả và xử lý khi nhiễm, đặc biệt là đối với những phụ nữ mang bầu?
1. Các biện pháp phòng chống muỗi
Ngủ mắc màn là điều cần thiết để ngăn ngừa sự lây lan của virus. Giống như nhiều chủng virus khác, virus Zika có thể lây truyền qua đường muỗi đốt.
Trong thời tiết nồm ẩm như vậy ở miền Bắc và nắng nóng cao điểm ở miền Nam, muỗi rất dễ sinh sôi nảy nở và phát triển.
Do đó, để phòng chống việc lây lan virus Zika, việc ngủ màn là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với các phụ nữ đang trong thai kì.
Ngoài ra, phải kiểm tra khu vực sinh sống để xử lý các tụ điểm loăng quăng, bọ gậy, chum vại ứ đọng là nơi mà muỗi trú ngụ.
Đây là mầm bệnh tiềm tàng không chỉ với các căn bệnh do muỗi truyền mà các vấn đề vệ sinh dịch tễ khác.
Mặc quần áo sáng màu mà có thể che kín các phần của cơ thể để hạn chế muỗi đốt vào ban ngày. Sử dụng các loại thuốc chống muỗi.
Tuy nhiên, lưu ý chỉ chọn sử dụng các loại thuốc chống muỗi an toàn cho phụ nữ đang mang thai.
Muỗi là nguyên nhân chính lây truyền virus Zika
2. Hạn chế đi lại giữa các vùng dịch
Phụ nữ có thai sống trong khu vực nghi nhiễm virus Zika nên hạn chế ra ngoài và tiếp xúc với những người mắc các bệnh lây nhiễm khác.
Nếu trong gia đình có người mắc nhiễm virus Zika thì có thể chuyển người bệnh lên bệnh viên để cách ly bà mẹ đang mang thai.
Ngoài ra, trong giai đoạn thai kì, tuyệt đối không được du lịch tới các quốc gia có tỉ lệ mắc Zika cao.
Trong một thông cáo gần đây, bộ trưởng Y tế xác nhận Việt Nam chưa mắc ca lây nhiễm Zika nào. Tuy nhiên, việc ghi nhận hai trường hợp mắc Zika vào ngày hôm qua đã gây nên nỗi lo cho mọi người
3. Chăm sóc trước sinh
Phụ nữ mang thai sống trong các khu vực có dịch virus Zika cần tham dự các lớp chăm sóc tiền sản với các quy định về an toàn trước sinh và cần tuân thủ những quy định của chuyên gia y tế.
Họ cũng cần chẩn đoán sớm và có những chế độ chăm sóc phù hợp nếu mắc các triệu chứng của virus Zika.
4. Hạn chế quan hệ vợ chồng
Hạn chế các sinh hoạt vợ chồng trong thời kỳ mang thai. Bên cạnh tác nhân muỗi truyền, virus Zika cũng lây lan qua đường quan hệ tình dục.
Nếu có chồng phải di chuyển liên tục từ các khu vực có dịch về nhà, phụ nữ có thai nên hạn chế quan hệ tình dục và cả hai vợ chồng cần phải đi khám định kì để phát hiện có virus Zika không.
Khi quan hệ vợ chồng nên sử dụng bao cao su đúng cách và đều đặn.
Theo các chuyên gia khuyến cáo, những người đi từ vùng có dịch nên áp dụng các biện pháp tránh thai thường xuyên hơn hoặc dừng quan hệ tình dục ít nhất 4 tuần sau khi trở về để giảm nguy cơ lây nhiễm.
Phụ nữ có thai nên hạn chế quan hệ tình dục và thường xuyên sử dụng các biện pháp tránh thai an toàn
5. Tránh cho con bú sữa mẹ trực tiếp nếu mắc virus Zika
Virus Zika đã được phát hiện trong sữa mẹ, tuy chưa có bằng chứng về việc liệu nó có thể truyền qua trẻ sơ sinh qua con đường sữa mẹ hay không.
WHO cảnh báo rằng các bà mẹ mắc virus Zika nên cho con dùng sữa ngoài trong 6 tháng đầu đời.
6. Tiến hành thăm khám sức khỏe định kỳ dưới sự giám sát của các chuyên gia y tế
Phần lớn phụ nữ trong khu vực có người mắc virus Zika sẽ sinh sản bình thường. Việc siêu âm quá sớm không đồng nghĩa với việc có thể dự đoán chính xác chứng nhỏ đầu ở trẻ.
WHO khuyến cáo rằng phụ nữ mang thai ở vùng có dịch nên đi siêu âm đều đặn ở cuối thai kì đầu tiên hoặc đầu thai kì thứ ba (khoảng từ 28 đến 30 tuần) để xác định xem con của mình có mắc các dị tật thai nhi hay không.
Trên thực tế, rất khó để xác định việc liệu virus Zika có lây lan từ mẹ sang con không và cách lây truyền như thế nào.
Do đó, các bà mẹ cần chuẩn bị tâm lý sẵn sàng, bình tĩnh và thường xuyên thăm khám, lắng nghe những tư vấn của chuyên gia và bác sĩ để có những biện pháp xử lý phù hợp.
Hiện tại chưa có thuốc và vắc xin để điều trị loại virus này.
Bộ y tế đã chỉ đạo các ban ngành vào cuộc tích cực để giúp đẩy lùi loại virus này