Nuốt phải kim có sao không?

Phương Vũ |

Một trong những tai nạn do vô tình nuốt phải dị vật có trường hợp "nuốt phải kim". Liệu nạn nhân có sao không? Chúng ta nên làm gì để phòng ngừa tai nạn này?

Những trường hợp nguy kịch do nuốt phải kim

Báo Người lao động đưa tin, cháu Nguyễn Minh Q. (4 tuổi, ở Hà Nội), do đột ngột lắc đầu trong lúc đang được nha sĩ trám chiếc răng sâu , đã ngậm miệng rồi nuốt phải kim nha khoa dài 3,5 cm vào bụng.

Nuốt phải kim có sao không?
Nuốt phải kim có sao không?

Theo gia đình thuật lại lúc nhập viện, bé Q. bị sâu răng nên sáng cùng gia đình đưa cháu đến phòng khám bác sĩ chuyên khoa răng-hàm- mặt.

Trong quá trình tiến hành chữa răng, bác sĩ có dùng 1 kim diệt tủy và do cháu Q. đột ngột lắc đầu nên đã nuốt phải kim.

Sau 4 giờ, cháu Q. được chuyển đến Bệnh viện Nhi Trung ương. Trên phim chụp X quang, các bác sĩ nhận thấy có 1 dị vật kim loại nhọn trong dạ dày và chỉ định nội soi cấp cứu gắp dị vật.

Theo các bác sĩ, nếu để lâu, nguy cơ cây kim đâm thủng hoặc gây thương tích cho bất kỳ bộ phận tiêu hóa nào trên đường nó đi qua là rất cao.

Cũng một trường hợp khác là em Tr. N. Â sinh năm 2013 nhà ở Bạc Liêu phải nhập viện ngày 09/09/2014, vì trong lúc em bò chơi trên sàn nhà đã nhặt cây kim nhọn cho vào miệng (kim trong hộp keo dán sắt), người nhà thấy em bỏ vào miệng nhưng đã lấy lại không kịp.

Sau khi nhập viện tại Khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Nhi đồng 1, bé được chụp X-quang, kết quả cho thấy có dị vật cản quang ở vùng hạ sườn phải.

Nhưng sau đó chụp phim kiểm tra lại thì các bác sĩ thấy dị vật đã xuống đại tràng, dị vật có thể được đi tiêu ra ngoài, nên bác sĩ đã quyết định không nội soi mà cho bé uống thêm thuốc nhuận tràng.

Ngày 10/09 bé đã đi tiêu ra dị vật, hiện tình trạng bé đã ổn không đau bụng, tiêu phân không máu và đã được xuất viện sau đó.

Những biện pháp phòng ngừa nuốt phải kim

Để phòng ngừa hiệu quả tai nạn dị vật đường thở, đường tiêu hóa, các bậc cha mẹ cần chú ý những biện pháp sau:

Nên trông chừng trẻ thật cẩn thận bằng việc giám sát mọi hoạt động trong ăn uống - sinh hoạt - vui chơi hàng ngày.

Tuyệt đối không cho trẻ nhỏ chơi với những vật sắc nhọn, đặc biệt là những loại đồ chơi nhỏ gọn có những bộ phận tháo rời vừa với miệng, mũi của bé, để tránh những việc đáng tiếc xảy ra gây nguy hiểm cho trẻ.

Khi cho trẻ ăn các loại trái cây có hạt, phụ huynh nên loại bỏ hết tất các các hạt có trong loại trái cây cho trẻ ăn để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho con trẻ.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại