Trong trứng có một lượng lớn vitamin A, D, E, B1, B6, B12,… Ngoài ra, còn phải kể đến canxi, mangiê, sắt và kẽm…
Nguồn protein trong trứng rất dồi dào và các loại axit rất cần thiết cho hệ miễn dịch. Riêng lòng trắng trứng có tác dụng chống lão hóa, tăng cường lực và độ dẻo dai cho cơ bắp.
Chất lecithin trong trứng có tác dụng trong quá trình tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của gan, hạn chế nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch do cholesterol gây ra.
Tuy nhiên, có một số thực phẩm nếu ăn cùng trứng không những làm giảm giá trị dinh dưỡng của những món ăn mà còn sinh ra những căn cho của bạn.
Nước chè
Mọi người thường có thói quen uống nước chè sau khi ăn trứng để giảm mùi khó chịu, mà không hề biết cách ăn này rất hại cho sức khỏe.
Bởi axit tannic trong lá chè sẽ kết hợp với protein trong trứng tạo thành hợp chất protein axit tannic làm chậm hoạt động của nhu động ruột, kéo dài thời gian tích trữ phân trong ruột – nguyên nhân gây táo bón, tăng nguy cơ tích trữ các chất có hại cho cơ thể.
Sữa đậu nành
Buổi sáng, mọi người thường có thói quen ăn trứng kết hợp với uống sữa đậu nành mà không biết rằng, protein trong trứng sẽ kết hợp với trypsin trong sữa đậu nành, gây cản trở quá trình phân hủy và hấp thụ protein trong cơ thể.
Óc lợn
Dùng trứng chung với óc lợn sẽ làm tăng cholesterol trong máu, dễ làm người ăn bị chứng cao huyết áp đột ngột, dẫn đến tử vong.
Thịt ngỗng, thịt thỏ
Trứng không nên ăn cùng thịt thỏ, thịt ngỗng. Bởi cả hai loại thịt này có vị ngọt tính lạnh, mà protein trong trứng cũng tính lạnh, hai chất này kết hợp với nhau sẽ kích thích hệ tiêu hóa, gây tiêu chảy.
Khi ăn trứng cần tránh một số điều sau đây:
– Không ăn trứng đã chín để qua đêm: Nếu trứng được luộc chín lòng đào nhưng sau khi để qua đêm thì chất dinh dưỡng trong đó sản sinh ra vi khuẩn, nếu ăn phải trứng biến chất như thế sẽ có hại cho sức khỏe.
Do khi luộc trứng gà, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm, vì vậy giá trị dinh dưỡng sẽ giảm thấp rất nhiều.
– Không dùng các loại thuốc chống viêm: Trứng rất giàu protein, trong khi các chứng viêm trong cơ thể lại liên quan đến lượng protein.
Vì vậy, khi bắt đầu tình trạng viêm, cần lưu ý không uống thuốc sau khi ăn trứng. Đặc biệt là các bệnh tiêu hóa, tiêu chảy, có thể thậm chí không ăn trứng.
Trứng có chứa protein sẽ làm tăng gánh nặng cho dạ dày, ảnh hưởng đến sự hấp thu và tiêu hóa.
– Không nên ăn quá nhiều: Mặc dù giá trị dinh dưỡng của trứng rất cao nhưng ăn nhiều dễ gây ra dư thừa dinh dưỡng, dẫn đến béo phì, tăng thêm gánh nặng cho gan và thận.