Những thực phẩm "cay, chua, đắng" để trị bệnh tiểu đường

Minh Thúy |

Một số thực phẩm sẵn trong căn bếp có tác dụng điều trị bệnh tiểu đường một cách an toàn, hiệu quả mà nhiều người còn chưa biết.

Cơ thể chuyển hóa đường thành năng lượng sử dụng cho các hoạt động hằng ngày nhờ có nội tiết tố insulin, hoóc-môn do tuyến tụy sản sinh ra.

Quá trình sản xuất insulin bị cản trở sẽ gây ra các rối loạn chức năng chuyển hóa đường trong cơ thể, làm cho mức đường trong máu luôn ở mức cao, gây ra bệnh tiểu đường.

Một vài dấu hiệu của bệnh mà chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy nhưng thường không để ý là mất nước, đi tiểu nhiều, tiểu đêm quá nhiều và mệt mỏi.

Tuy nhiên để lựa chọn được phương pháp phù hợp nhất, người bệnh cần nắm rõ tình trạng bệnh cũng như loại bệnh mà họ đang mắc để có hướng điều trị hiệu quả.

Đối với tiểu đường loại 2, lượng insulin tuyến tụy tiết ra không cân bằng với nhu cầu cơ thể hoặc các mô có thể trở nên miễn dịch với insulin.

Tiểu đường là một căn bệnh nguy hiểm, nếu không được điều trị có thể gây hại cho mắt, hệ thần kinh, tim mạch cùng các cơ quan khác.

Nó có thể gián tiếp dẫn đến nhiều bệnh hiểm nghèo, điển hình như bệnh tim mạch vành, tai biến mạch máu não, mù mắt, suy thận, liệt dương và hoại thư .

Không phải tất cả các bệnh nhân mắc bệnh đều cần phải bổ sung thêm insulin. Một sự kết hợp hoàn chỉnh giữa chế độ ăn kiêng và luyện tập thể thao thường xuyên có thể giúp duy trì mức độ đường trong máu ở mức cho phép.

Ngoài ra, những người mắc bệnh tiểu đường cũng nên bổ sung thảo dược, vitamin và khoáng chất trong khẩu phần ăn hằng ngày để đẩy lùi tác hại của bệnh.

Điều không may là căn bệnh này ở giai đoạn đầu thường không xuất hiện những triệu chứng rõ ràng. Vì vậy, bệnh thường chẩn đoán khi đã ở giai đoạn cuối hoặc xảy ra các biến chứng nguy hiểm.

Hiện nay, có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị bệnh tiểu đường, cả Tây y, Đông y.

Song nhiều bệnh nhân bị dị ứng với một số thành phần của thuốc đặc trị tiểu đường, gây ra các vấn đề về da liễu hoặc tình trạng chóng mặt thường xuyên.

Lúc đó, các loại thảo dược tự nhiên được ưu tiên khuyên dùng vì vừa hiệu quả, an toàn lại tiết kiệm chi phí điều trị. Bệnh nhân tiểu đường cần lưu ý bổ sung 4 loại thực phẩm sau trong khẩu phần ăn hằng ngày.

1. Cỏ cà-ri

Cỏ cà ri giúp giữ mức đường trong máu ổn định, tăng cường dung nạp glucose và hỗ trợ trong việc bài tiết glucose.

2. Ớt

Ớt là một loại thảo dược có hiệu quả trong việc lưu thông máu, được ví như một loại “thuốc bổ” cho cơ thể. Nó có thể làm giảm huyết áp (đối với người cao huyết áp) và cải thiện sức khỏe tim mạch.

3. Bồ công anh

Bồ công anh có thể cải thiện chức năng gan, giúp trong việc giải phóng glucose. Vị hơi chua của nó có thể kích thích vị giác và sử dụng để chế biến nhiều món ăn như súp, canh và xào.

Bổ sung loại thực phẩm này trong khẩu phần ăn là một giải pháp tốt điều trị tiểu đường.

4. Mướp đắng (khổ qua)

ạn có thể sử dụng một muỗng canh nước ép mướp đắng mỗi ngày để duy trì nồng độ đường trong máu và nước tiểu ở mức an toàn.

Ngoài ra các sản phẩm từ mướp đắng như trà mướp đắng hoặc chiết xuất từ mướp đắng như cao mướp đắng cũng được khuyên dùng cho các bệnh nhân tiểu đường.

* Theo Boldsky

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại