Nước ép hoa quả
“Mặc dù nước ép trái cây là loại thức uống rất phổ biến, nhưng lại không có chất xơ, chứa lượng đường khá cao.
Nên uống một ly nước trái cây có thể khiến lượng đường trong máu tăng và gây cảm giác đói cồn cào”, Janel Funk, chuyên gia dinh dưỡng ở Mỹ giải thích.
Bà Jane nhắc nhở cơ thể chúng ta không hài lòng với lượng calo ở trong nước ép trái cây và luôn phản đối loại thực phẩm này.
“Nếu đang đói và muốn uống một thứ gì đó, chứ không phải ăn nhẹ, hãy ép lẫn trái cây và rau mà bạn muốn ăn. Nếu không muốn cho rau vào, bạn có thể thêm bơ hoặc một muỗng protein để giúp cân bằng lượng đường trong máu và tăng cảm giác no”.
Lòng trắng trứng
“Có một lí do khiến bạn cảm thấy nhanh đói sau khi ăn trứng, đặc biệt khi chỉ ăn lòng trắng trứng vào buổi sáng.
Trong khi lòng trắng trứng chứa là một nguồn chứa protein dồi dào thì một lượng lớn các chất béo có lợi, vitamin, khoáng chất lại nằm trong lòng đỏ trứng.
Một phân tích tổng hợp vào năm 2010, được đăng trên Tạp chí Dinh dưỡng lâm sàng Mỹ cho thấy, chất béo bão hòa không liên quan đến nguy cơ bệnh tim mạch vành và đột quỵ.
Các chất béo bão hòa trong lòng đỏ trứng không chỉ làm tăng thêm cảm giác no mà còn cần thiết cho việc sản xuất hóc-môn và sự hấp thụ vitamin, khoáng chất của cơ thể.
Vitamin A tốt cho da và hệ thống miễn dịch, vitamin B cung cấp năng lượng và choline, rất tốt cho não và cơ bắp”, Kayleen St.John, chuyên gia dinh dưỡng, hiện đang là giảng viên tại Học viện Natural Gourmet chia sẻ.
Bột mì tinh chất
Bột mì tinh chất hay còn gọi là bánh mì trắng, bánh quy giòn…. Ăn loại thực phẩm này thúc đẩy quá trình sản xuất insulin làm cho bạn chóng đói.
Một nghiên cứu gần đây về thói quen ăn uống đã cho thấy, những người ăn nhiều bánh mì trắng một ngày có khả năng bị thừa cân hoặc béo phì, do họ có cảm giác ăn rồi muốn ăn thêm.
Đồ ăn nhẹ mặn
"Đồ ăn nhẹ mặn chứa nhiều natri và thường không có chất xơ hoặc protein. Loại đồ ăn này gây cảm giác chưa no bụng ngay sau khi ăn xong.
Điều nguy hiểm nữa là dù ăn mặn, nhưng cơ thể lại không khát nước, mà chỉ muốn ăn thêm đồ ngọt, sẽ dẫn đến nồng độ insulin tăng cao rồi hạ xuống nhanh chóng", St.John cảnh báo.
Chất tạo ngọt nhân tạo
Chỉ vì quảng cáo là “không có đường” nên chúng ta vô tình lạm dụng những chất tạo ngọt nhân tạo .
“Chất tạo ngọt luôn lừa bộ não, tăng sự thèm ăn lên đến 40%. Vì thế, càng dùng nhiều chất tạo ngọt, bạn càng ăn nhiều. Không chỉ là tác nhân gây bệnh béo phì, chất này còn dẫn đến tình trạng đau bụng và khó chịu”, bà Janel cho biết.
Đường
Đường và tất cả những chất ngọt đều gây nghiện vì liên quan đến việc sản xuất dopamine.
Julieanna Hever, chuyên gia dinh dưỡng thực vật và tác giả của The Vegiterranean Diet cho biết: "Chất ngọt nhân tạo có thể đáp ứng vị giác của bạn, nhưng không thể đánh lừa não bộ sản xuất dopamine, chất cho cảm giác thỏa mãn.
Do đó, chất thay thế đường không thực sự là thay thế, mà còn khiến cơ thể bạn thèm đường hơn. Dù ăn vài thanh kẹo hay uống một cốc nước trái cây lớn, bạn vẫn không cảm thấy no”.
Ngũ cốc
Bột ngũ cốc chứa một lượng đường đáng kể nhưng chất xơ thấp. Vì thế, những người ăn sáng bằng bột ngũ cốc có thể khiến lượng đường trong máu và insulin tăng đột biến nhưng sau đó lại hạ đột ngột.
Điều này đồng nghĩa là bạn sẽ nhanh no nhưng cũng nhanh đói hơn. Lượng đường trong máu vượt quá ngưỡng cần thiết rất dễ dẫn đến mệt mỏi và đói.
* Theo Time