Nấm ăn là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sức khỏe, nhưng nếu không biết chế biến đúng cách sẽ làm mất chất dinh dưỡng và có thể gây ngộ độc cho người ăn.
Nấm là món ăn ngon nhưng nếu không biết cách chế biến sẽ gây nguy hại sức khỏe.
Theo các chuyên gia, nấm chứa các vitamin và gần 60 nguyên tố khoáng nên ăn nấm thường xuyên giúp cơ thể đề kháng bệnh tật, kháng ung thư và kháng virut, giải độc và bảo vệ tế bào gan, hạ đường máu, chống phóng xạ, chống lão hóa và giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch.
Thế nhưng việc chế biến và dùng nấm ra sao cho có lợi nhất lại là điều ít người biết và quan tâm. Thông thường nhiều người thường vệ sinh nấm sai quy trình, sai cách, chính vì thế dẫn đến một số tác dụng phụ khi ăn nấm.
Nấu nấm dưới nhiệt độ thấp
Khi chế biến nấm, bạn nên để ở mức nhiệt độ cao vì nếu để ở nhiệt độ thấp nấm sẽ ra nhiều nước, nát, nhũn và nhạt nhẽo, không giữ được hương vị và màu sắc ngon nhất.
Nấu nấm bằng nồi nhôm
Nấm khi được nấu trong nồi nhôm sẽ ngả màu trông rất kém ngon, vì vậy cần chú ý không dùng loại nồi có chất liệu này để nấu những món ăn từ nấm.
Rửa nấm trước khi chế biến
Nếu bạn đã mua nấm có nguồn gốc rõ ràng thì hãy yên tâm khi chế biến mà không rửa vì nấm là một loại thực phẩm chỉ phát triển được trong môi trường sạch.
Vì vậy, bạn chỉ nên cắt chân nấm, làm sạch bằng khăn giấy ẩm hoặc bàn chải sạch. Nếu bạn cố tình đem rửa nấm sẽ khiến chúng hút nước và trở nên nhạt nhẽo.
Tuy nhiên, một số loại nấm bắt buộc phải vệ sinh nếu trong quá trình vận chuyển để gây bẩn vào, nhưng nên rửa dưới vòi nước dạng hơi sương chứ không rửa trực tiếp nước vào thân nấm sẽ làm hỏng thịt nấm.
Thêm nữa, nấm có chứa Lysergic, một chất mà nếu để dưới ánh sáng mặt trời có thể được chuyển hóa thành vitamin D.
Nếu rửa nấm sạch quá mức hoặc ngâm trong nước lâu trước khi ăn có thể gây mất chất dinh dưỡng ở nấm tươi.
Cho qua nhiều dầu ăn
Nấm hút nước và các chất lỏng khác nên có thể bạn sẽ cho quá nhiều dầu ăn mà không có cảm giác là mình đang cho nhiều dầu.
Tuy nhiên, quá nhiều chất béo sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng từ nấm, gây đầy bụng, ảnh hưởng tới tiêu hóa , thậm chí còn có nguy cơ trào ngược dạ dày.
Cách bảo quản nấm
- Nấm tươi: Nên dùng trong mười hai giờ sau khi thu hái. Muốn giữ nấm lâu, sau khi mua về, bạn nhặt sạch rác, cắt bỏ phần gốc dính đất, rơm rạ.
Sau đó, bạn chần chúng trong nước sôi khoảng một hai phút rồi rửa lại bằng nước lạnh. Bạn cho nấm vào chậu, đổ nước vừa ngập rồi đặt trong ngăn mát tủ lạnh. Cách này giúp giữ thực phẩm tươi khoảng ba bốn ngày.
- Loại khô: Nên để ở nơi thoáng mát, không cho vào túi nylon, buộc kín. Khi sử dụng, bạn ngâm chúng trong nước ấm 10 phút để cánh nở hết rồi rửa sạch đất cát còn bám lại, cắt bỏ chân.
- Đối với dạng khác : dạng cơ thể, như muối mặn (nấm rơm, nấm mỡ...) nấm được bảo quản ở độ muối 20–22 độ.
Dạng đóng hộp, đã chế biến gần như thành phẩm và được cho vào bao bì kín, là các hộp thiếc, đóng kín lại. Dạng muối chua, nhiều loại nấm ở dạng này cũng có thể giữ được thời gian khá lâu.