Những người không nên ăn mực

Phương Vũ |

Mực là món ăn được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể ăn mực. Hãy tìm hiểu thêm về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Những người không nên ăn mực

Mực là loại hải sản dễ chế biến thành nhiều món ăn ngon, có công dụng bổ gan, bổ thận, dưỡng huyết và đặc biệt tốt cho phụ nữ có chu kỳ kinh nguyệt không đều.

Tuy nhiên, mực lại không tốt với những người ăn kém, hay bị cảm mạo phong hàn, sắc mặt tươi nhạt, dễ đổ mồ hôi ban ngày, chậm tiêu, tiêu chảy, khả năng ham muốn tình dục kém, đại tiện nát, di tinh, nhiều mồ hôi, cảm lạnh.

Nên kiêng mực khi dùng những đơn thuốc có phụ tử, bạch liễm, bạch cập.

Những người không nên ăn mực.
Những người không nên ăn mực

Những món ăn có công dụng chữa bệnh từ mực

Mực là một loại động vật biển quý và thơm ngon, phân tích trong thành phần cá mực thấy có nhiều protein và các vitamin như B1, B2, PP cùng các chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt... Có nhiều món ăn thuốc chữa bệnh từ loài cá này.

Chống ợ chua: Nấu canh mực ăn cái uống nước.

Dưỡng âm bổ huyết: Dùng cho người tỳ vị hư nhược, thiếu máu, giảm sức miễn dịch, phụ nữ huyết hư, bế kinh, khí hư băng huyết. Cá mực 300g, ớt xanh 100g, gừng, hành, tỏi, rượu vang, dấm, đường, xì dầu lượng vừa dùng (cá mực thái sợi) làm món xào.

Đại bổ tỳ thận chữa suy nhược thần kinh và thể lực: Mực tươi 3 con (khoảng 600g), hạt sen 10g, khoai mài 300g, bạch quả nhân 10g, tôm to 100g, tương cà chua 30g, hành tây 2 củ (50g), bơ 15g. Tôm nõn hoặc tôm khô ngâm mềm, thái mỏng. Mực bỏ râu, phủ tạng. Khoai mài thái lát mỏng. Hạt sen tươi nếu khô ngâm mềm bỏ tâm sen. Tất cả trộn đều với ít muối rồi cho vào bụng mực, khâu lại, phết bơ mỏng ra ngoài, nướng chín, cắt khoanh dây 3cm xếp vào đĩa.

Kinh nguyệt lượng ít kéo dài: Mực tươi 500g, gừng nướng 6g thái lát cho vào nồi nước nấu chín, thêm gia vị. Ngày ăn 1 lần, ăn liền trong 3 – 5 ngày.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại