Trong nhộng tằm chứa nhiều protein, chất đạm, chất dinh dưỡng, các loại vitamin A, C, B1, B2, PP… các chất khoáng như canxi, phốt pho được biết đến với công dụng chống còi xương, suy dinh dưỡng ở trẻ nhỏ và chống lại bệnh rối loạn tiêu hóa ở người già.
Vị giòn, bùi, béo, ngon miệng của món ăn này khiến nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu.
Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Ngoài ra, tùy vào từng cơ địa mỗi người nên có người ăn không sao, có người ăn lại bị dị ứng. Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Không ăn nhộng quá to
Vì lợi nhuận nên nhiều thương lái sẵn sàng tẩm các chất hóa học để nhông to, căng tròn, bắt mắt, tuy nhiên ăn phải nhộng tằm đã ngâm tẩm này rất nguy hiểm.
Khi nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau.
Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Vì vậy, nếu nhộng tằm để quá 1 tuần khi thời tiết lạnh hoặc quá 20 giờ khi thời tiết nóng thì tuyệt đối không nên ăn.
Nhộng đã mua về tốt nhất nên chế biến, nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0 – 5 độ C.
Không ăn nhộng tằm chết
Nhộng tằm chết thường chuyển màu sang vàng nhạt, thâm đen, các đốt trên thân rời rạc, không dính chắc vào nhau. Lúc này, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Không ăn quá 2-3 bữa/tháng
Nhiều người thích ăn nhộng tằm nên thường chế biến một lần ăn nhiều bữa. Tuy nhiên đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì ăn nhộng từ tủ lạnh.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, dù bổ nhưng người dùng không nên ăn quá nhiều, chỉ ăn nhộng tằm một cách phù hợp, khoảng 2-3 bữa/tháng là đủ.
Đối với trẻ em, khi cho ăn nhộng tằm cần cho ăn ít một để thăm dò trước. Nếu trẻ không có dấu hiệu dị ứng thì mới tiếp tục cho ăn lần sau.
Không chế biến chung với cá, tôm
Rất ít người biết rằng nhộng tằm nhiễm độc có thể gây ngộ độc, thậm chí có thể dẫn đến tử vong khi không biết cách chế biến và bảo quản.
Để tránh ngộ độc từ nhộng tằm, tốt nhất không nên ăn nhộng tằm sống, hoặc mới qua chế biến sơ. Nhộng tằm phải được rửa kĩ lưỡng trước khi chế biến. Lưu ý: Không chế biến nhộng tằm với cá hoặc tôm.
Người bệnh gout không nên ăn
Nhộng tằm có chứa nhiều chất đạm, vì thế những người bị bệnh gout nên kiêng tuyệt đối, ăn vào sẽ cho thấy bệnh tái phát đau ngay lập tức.
Người có tiền sử dị ứng
Mặc dù rất giàu dinh dưỡng nhưng nhộng tằm có chứa một số chất gây dị ứng nên những người cơ địa không hợp với một chất nào đó có trong nhộng dễ gặp hiện tượng này.
Vì thế khi bị dị ứng vì ăn nhộng tằm với triệu chứng như: buồn nôn, chóng mặt, đau bụng dữ dội, đi ngoài, da bị mẩn đỏ cần phải kịp thời đi khám ngay và nên tránh ăn để tránh dị ứng, ngộ độc…
Nguy hiểm khi ăn nhộng sai cách
Theo GS TS Bùi Công Hiển, từng giảng dạy tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, nhộng tằm đúng là món ăn được nhiều người thích vì có nhiều chất dinh dưỡng, vitamin A, B1, B2, PP, C… và các chất khoáng như can-xi, phốt-pho… giúp trẻ em lớn nhanh, chống còi xương hay trị bệnh rối loạn cương, táo bón ở người lớn tuổi, lại rẻ và chế biến đơn giản.
Tuy nhiên, việc sử dụng nhộng tằm đã và đang xuất hiện nhiều nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe và thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng của người ăn.
Bởi tùy vào từng cơ địa mỗi người nên có người ăn không sao, có người ăn lại bị dị ứng.
Đặc biệt, trong nhộng tằm có chứa nhiều protein (đạm), không thể bảo quản được lâu, dễ bị ôi thiu.
Một khi nhộng tằm không được bảo quản tốt, chất đạm sẽ bị phân hủy không còn giá trị dinh dưỡng nữa, mà trở thành chất độc gây hại cho cơ thể.
Trong vài năm gần đây, trên toàn quốc đã ghi nhận một số vụ ngộ độc do sử dụng nhộng tằm không đúng cách.
Trường hợp mới đây là vụ ngộ độc do ăn nhộng tằm xay nấu cháo tại Hai Bà Trưng, Hà Nội khiến một bé trai bị dị ứng và nhập viện.
Thấy nói nhộng nhiều chất bổ dưỡng và bản thân cũng đã ăn vài lần thấy ngon, không "gặp vấn đề gì", chị Nguyễn Thị Nga (Hai Bà Trưng, Hà Nội) liền mua về xay nhỏ rồi nấu cháo cho con.
Có điều, con chị vừa ăn xong thì bị dị ứng phải nhập viện.
Cách chọn nhộng tằm an toàn
BS. Vũ Thị Thanh, Phó phòng Dinh dưỡng điều trị, Bệnh viện Bạch Mai cho hay: “Để chọn nhộng tằm còn tươi, cần lưu ý, nhộng có màu vàng ươm, bóng, thịt bên trong trắng ngà và trắng đều, các đốt trên thân không bị rời ra, liên kết không bị lỏng lẻo.
Còn nhộng đã để lâu ngày sẽ đổi màu, bị thâm lại, khi bẻ ra các đốt có sự rời rạc. Ngoài ra, nhộng đã để lâu ngày thì có màu vàng nhạt hơn nhộng tươi.
Về chế biến, bạn cũng nên nấu chín ngay trong ngày hoặc bảo quản trong nhiệt độ từ 0-5 độ C”.