Đậu tương sống
Đậu tương đã qua chế biến và có điều kiện bảo quản tốt có giá trị dinh dưỡng không kém gì các loại sữa bò. Tuy nhiên, nếu đậu tương chưa được chế biến kỹ, vẫn còn hăng, sống sẽ gây nhiễm độc cho toàn cơ thể.
Bởi trong đậu tương có chứa saponin, protease, các hợp chất phenolic…gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa và hấp thụ các chất dinh dưỡng.
Các hợp chất phenolic làm đậu tương biến vị đắng, tanh, saponin kích thích hệ tiêu hoá gây buồn nôn, tiêu chảy, từ đó phá hoại tế bào trong cơ thể, sản sinh ra các độc tố gây nhiễm độc toàn thân.
Trứng gà
Thói quen hút lòng đỏ trứng gà sống vì cho rằng cách làm này mới giữ được nguyên chất dinh dưỡng của trứng. Điều đó là thiếu khoa học.
Trứng gà có chứa một loại protein kháng sinh vật tố đặc biệt, chất này có thể kết hợp với các chất sinh vật tố trong cơ thể tạo thành một hỗn hợp khó tan khiến thành ruột khó hấp thụ được các chất sinh vật tố.
Ngoài ra, trong trứng gà thường chứa một số vi khuẩn do để lâu hoặc gà ốm, người ăn sẽ bị tiêu chảy, buồn nôn. Hơn thế nữa, chất kháng sinh tơripxin chỉ tiêu huỷ khi được nấu chín.
Bông kim châm (hoa hiên)
Bông kim châm không chỉ là một vị thuốc Đông y chữa đau răng, mất ngủ, đau nhức khớp xương mà còn chứa nhiều vitamin A, C rất tốt cho sức khoẻ.
Hơn thế nữa, loại hoa màu vàng đậm này còn được dùng phổ biến trong chế biến thực phẩm.
Tuy nhiên, nếu ăn sống sẽ không tốt cho sức khoẻ. Vì chất colchicine trong bông kim châm vào cơ thể sẽ gây phản ứng oxy hoá, tạo ra chất độc hại cho cơ thể.
Mướp đắng
Vị đắng trong mướp đắng có thể ngăn chặn sự hấp thụ canxi trong thực phẩm. Do đó trước khi ăn nên đun mướp đắng trong nước sôi nóng để loại bỏ axit oxalic - axit gây vị đắng và chát.
Khoai tây
Trong củ khoai tây có chứa một hóa chất độc hại là alkaloid solanine. Hóa chất này tập trung ở hoa, mầm và vỏ khoai tây.
Do đó, ăn khoai tây sống hoặc ăn khoai tây cả vỏ hay mầm khoai tây sẽ khiến cơ thể hấp thụ nhiều hóa chất alkaloid solanine hơn.
Đây là nguyên nhân gây nên những triệu chứng khó chịu với dạ dày, ruột, gan cũng như làm tổn thương tim.
Rau mầm
Đậu, đỗ và các loại rau mầm khác có thể chứa nhiều vi khuẩn Salmonella, E.coli, và vi khuẩn Bacillus từ môi trường ủ mầm nóng ẩm và có thể mang tới nguy cơ nhiễm bệnh.
Do đó, những trẻ em, người cao tuổi hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu không nên ăn rau mầm.
Thịt bò và thịt lợn
Có một danh sách dài các bệnh tật bạn có thể nhận được từ thịt sống vì chúng có chứa neurocysticercosis - một ký sinh trùng từ thịt lợn hoặc thịt bò chưa nấu chín.
Từ đó chúng xâm nhập vào ruột, đến não bộ của bạn và có thể sinh sống nhiều năm trong cơ thể và gây ra những cơn động kinh.