Những lưu ý khi ăn khoai lang:
- Để có tác dụng bổ dưỡng, nên ăn khoai vỏ đỏ ruột vàng. Để giải cảm và chữa táo bón, phải dùng khoai vỏ trắng ruột trắng.
- Nên ăn khoai lang với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật, như vậy sẽ có tác dụng tối đa.
- Không ăn thường xuyên rau lang vì nó chứa nhiều canxi, có thể gây sỏi thận.
- Trong khoai lang có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, sinh hơi trướng bụng.
Để tránh tình trạng này, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín hoặc cho thêm ít rượu vào nấu để phá hủy chất men. Nếu bị đầy bụng, có thể uống nước gừng để chữa. Không nên ăn khoai lang khi đói.
- Những người bị bệnh thận thì không nên ăn rau lang nhiều bởi loại rau này có chứa rất nhiều chất xơ.
- Rau khoai lang kiêng kỵ với các trường hợp tiêu chảy, viêm dạ dày đa toan, đường huyết thấp.
- Vỏ khoai lang chứa nhiều vitamin và khoáng chất. Do đó phải bảo vệ phần vỏ không bị sây sát, không gọt vỏ nếu không cần thiết.
Vỏ còn giúp bảo vệ dưỡng chất bên trong, vì vậy khi luộc khoai nên để cả vỏ (đã rửa sạch).
- Bảo quản khoai ở nơi sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát, không có chuột bọ và chỉ nên dùng trong vòng một tuần.
- Phải bỏ hết khoai hà (sùng), khoai đã có mầm và vỏ xanh chứa chất độc.
Chế biến khoai lang theo cách nào tốt nhất?
Các axit amin, protein và enzym tiêu hoá trong khoai lang sẽ hầu như đươc giữ nguyên khi chế biến bằng phương pháp luộc và hấp.
Cũng cần lưu ý rằng, không nên luộc hoặc hấp khoai lang quá kỹ vì lượng chất dinh dưỡng mất đi sẽ tỷ lệ thuận với thời gian chế biến.
Nên hạn chế dùng khoai lang vào các món chiên xào vì khi đó, các enzym tiêu hoá sẽ bị phá huỷ, đồng thời protein sẽ kết hợp với dầu mỡ sẽ biến thành chất rất khó tiêu hoá dẫn tới đầy bụng, khó tiêu.
Tuyệt đối không nên ăn khoai lang khi còn sống vì khi đó, các vi khuẩn vẫn chưa bị tiêu diệt sẽ gây tiêu chảy.
Bạn cũng nên hạn chế nướng khoai vì khói và bụi than sẽ bám vào vỏ khoai gây mất vệ sinh. Vi khuẩn theo đó cũng xâm nhập vào cơ thể dễ dàng hơn.