Nhiều vợ, đông con vẫn sung mãn chỉ nhờ một loại thảo dược này

Tương truyền, thức uống dâng lên vua Khang Hy đều được chế biến từ nhân sâm. Chính vì vậy vị vua nhiều vợ, đông con nhất triều đại Trung Hoa này giữ được sự sung mãn đến cuối đời.

Khang Hy là một trong số ít hoàng đế sống thọ, sống khỏe trong lịch sử phong kiến Trung Hoa, không bị ảnh hưởng bởi thói quen tửu sắc quá đà như nhiều bậc quân vương khác. Ngoài chế độ sinh hoạt, ăn uống, làm việc khoa học; nhiều người tin rằng, Khang Hy cũng phải nhờ tới sự hỗ trợ của các bài thuốc “xuân dược” để bồi bổ và chăm sóc sức khỏe.

Dân gian lưu truyền Khang Hy đã luyện thành công “thuật dưỡng sinh”, có ý kiến lại cho rằng ông sử dụng “hồng hoàn” – một loại “xuân dược” cực mạnh có từ thời nhà Minh… Tuy nhiên, theo các tài liệu lịch sử thì Khang Hy rất coi trọng và ưa dùng nhân sâm. Các sử gia cho biết, đây mới là bí quyết giúp vị vua đa tình sung mãn tới tận cuối đời bởi nhân sâm đã được nhiều nghiên cứu chứng minh tác dụng trong lĩnh vực phòng the.

Nhiều vợ, đông con vẫn sung mãn chỉ nhờ một loại thảo dược này 1

Mới đây, nhân sâm còn được chứng minh là có tác dụng hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương

Quý sâm như vàng

Khang Hy vốn là môn đệ của Đạo gia, hấp thu, đúc rút rất nhiều kinh nghiệm dưỡng sinh từ 3 nhà Nho đại diện của trường phái này. Có lẽ chính vì vậy mà dân gian lưu truyền rằng, hoàng đế Khang Hy đã luyện thành công “thuật dưỡng sinh” nên mới sống thọ, sống khỏe như vậy.

Thực tế, không có tài liệu lịch sử nào ghi chép lại việc vị vua này có luyện “thuật dưỡng sinh”; tuy nhiên, nếp sinh hoạt khoa học của ông thì tất cả các triều thần khi đó đều ghi nhận. Khang Hy ngừng hút thuốc từ khi còn trẻ, hạn chế uống rượu và rất chăm chỉ tập luyện võ công cũng như rèn luyện kỹ năng săn bắn.

Chế độ ăn uống, làm việc, nghỉ ngơi khoa học của Khang Hy cho thấy, ông khỏe mạnh, sung mãn cũng là điều đương nhiên. Vậy nhưng, với số hậu phi và con cái “khủng” của ông, người đời sau vẫn đồn đoán vị vua này phải sử dụng một loại “xuân dược” nào đó mới duy trì được “sức mạnh” đáng ngạc nhiên như vậy.

Thậm chí, có người còn cho rằng, Khang Hy đại đế đã sử dụng “hồng hoàn” – bài thuốc phòng the quái đản nhưng có công dụng cực mạnh từ thời nhà Minh. Bài thuốc này có tên đầy đủ là “Hồng diên hoàn” với nguyên liệu là kinh nguyệt đầu tiên của một cô gái đựng trong những vật dụng bằng kim loại rồi cho thêm sương đêm, ô mai vào, sau đó đem sắc bảy lần. Tiếp đó, lại cho thêm trầm hương, chu sa, nhựa thông, rồi luyện bằng lửa, cuối cùng mới cô đặc lại chế thành thuốc viên để dùng.

“Hồng hoàn” vốn là bài “xuân dược” quái đản từng gây ra cái chết của hai cha con vua Minh Thế Tông và Minh Mục Tông bởi tuy nó gây hưng phấn và giúp tăng cường sức mạnh trong chốn phòng the ngay lập tức nhưng lại chứa những thành phần vô cùng nguy hiểm. Với một người theo tư tưởng khoa học như Khang Hy thì chắc chắn ông sẽ tránh xa loại “xuân dược” kỳ quái này.

Mặt khác, các tài liệu sử học ghi lại rằng, hoàng đế Khang Hy rất coi trọng và ưa dùng nhân sâm – vị thuốc tự nhiên vốn được các bậc tôn quý trong hoàng cung sử dụng từ nhiều năm trước đó. Vào thời nhà Thanh, nhân sâm giá trị ngang với vàng, khi phát hiện ra nhân sâm, người dân sẽ phải dâng tất cả lên hoàng đế.

Tương truyền, thức uống dâng lên vua Khang Hy vào mỗi buổi thiết triều, khi làm việc hoặc trước lúc tới chốn hậu cung đều được chế biến từ nhân sâm. Thái y thường trộn pha chế nhân sâm với các loại thảo dược khác để tăng cường công dụng cũng như thay đổi khẩu vị cho nhà vua.

Trong “Khang Hy vi hành” cũng có câu chuyện khá thú vị về việc vua Khang Hy coi trọng nhân sâm. Chẳng là một lần, vua bị uống nhầm nhân sâm giả làm bằng củ cải nên tức giận mà đích thân đến thành Thu Thủy để điều tra. Ông giả dạng là một tên nha kỷ (bán thuốc) đến giao dịch và tiếp cận với tên quan địa phương và tất cả những tay trùm bán thuốc giả tại đấy.

Sau khi điều tra và thu thập đủ bằng chứng, tên quan và các tay bán thuốc giả này, kể cả tay thái giám đều bị vua xử “sống không bằng chết”. Cũng trong lần vi hành này, Khang Hy quen với mỹ nhân Nhạc Thanh Nhi, con gái một thầy thuốc chân chính và đây cũng là một trong số những mối tình đẹp nhất của ông.

“Thần dược” nâng cao chất lượng đời sống gối chăn?

Việc coi trọng nhân sâm thời Khang Hy còn được ghi trong ghi chép của nhà truyền giáo Pierre Jartoux (1669 - 1720) – người đầu tiên phổ biến rộng tầm giá trị của nhân sâm đến phương Tây. Khi được giao nhiệm vụ phục vụ truyền giáo tại Bắc Kinh (Trung Quốc), nhà truyền giáo người Pháp Jartoux đã đi khảo sát thực tế Triều Tiên để vẽ bản đồ dưới chỉ thị của vua Khang Hy. Năm 1709, Jartoux tiếp xúc với những người Triều Tiên lần đầu tiên khi ông đang đi thu thập dữ liệu địa hình ở vùng biên giới Triều Tiên – Thanh ( khu vực Tartar và Manchuria).

Nhiều vợ, đông con vẫn sung mãn chỉ nhờ một loại thảo dược này 2

Tháng 4/1711, Jartoux gửi một bức thư kèm hình vẽ phác thảo nhân sâm về nước với nội dung:

“Chúng tôi đã tới thăm làng Kalgara, ngôi làng của người Tartar. Nó chỉ cách Triều Tiên 16km. Một người dân đào được bốn củ nhân sâm núi và mang tới cho chúng tôi. Giới quý tộc Trung Hoa trộn sâm với nhiều loại thảo dược khác để dùng; người dân đào được loại cây này thường phải dâng hết lên hoàng đế… Tôi đã ăn thử nửa củ sâm tươi và chỉ sau một giờ đồng hồ, mạch máu trong người tôi trở nên rộn ràng, mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Khẩu vị cải thiện hơn, thể lực cũng nâng cao hơn.

Tuy nhiên, do trạng thái đang được nghỉ ngơi thoải mái, tôi chưa thể đánh giá chính xác giá trị thực sự của nhân sâm, nhưng chỉ bốn ngày sau, khi thấy tôi đã mệt lử vì rong ruổi trên lưng ngựa quá lâu, một viên quan đã đưa cho một rễ sâm. Ngay lập tức, tôi ăn hết một nửa, và đúng một tiếng sau mọi sự mệt mỏi đều tan biến hết. Kể từ đó, tôi duy trì thói quen ăn nhân sâm đều đặn, và luôn đạt được hiệu quả tương tự”.

Jartoux cũng viết rõ về địa điểm, điều kiện môi trường phát triển của nhân sâm núi, ông quả quyết nhân sâm cũng có thể có ở châu Âu. Bức thư của ông đã được đăng tải trên Tạp chí của Hội Khoa học Hoàng gia London tại Anh Quốc. Năm 1716, nhà truyền giáo Lafico, khi ấy đang sống tại một làng người da đỏ tại Canada, sau khi đọc được bức thư của Jartoux đã lên đường đi tìm nhân sâm cùng với một nhóm người da đỏ khác. Ba tháng sau, cả nhóm đã tìm ra nhân sâm ở vùng ngoại ô Montreal. Đây chính là cội nguồn của nhân sâm châu Mĩ.

Từ sau khi nhân sâm được châu Âu biết tới, các nhà khoa học đã bắt tay vào nghiên cứu tính chất dược liệu của loại cây này thông qua việc chiết xuất các thành phần có trong củ và rễ. Theo đó, đa số các nghiên cứu đều cho thấy nhân sâm có tác dụng bồi bổ, tăng cường sức khỏe cho con người. Đặc biệt, mới đây, một nghiên cứu của các nhà khoa học Hàn Quốc còn cho thấy, nhân sâm có thể hỗ trợ điều trị rối loạn cương dương ở nam giới. Một số nghiên cứu trước đây cũng cho thấy nó có thể giải quyết được vấn đề bất lực, nhưng hầu hết đều tiến hành trên chuột.

Theo nghiên cứu này, các nhà khoa học tại Đại học Y khoa Yonsei ở Seoul (Hàn Quốc) đã tiến hành nghiên cứu trên 119 người đàn ông được chẩn đoán rối loạn cương dương từ nhẹ đến trung bình. Những người tham gia nghiên cứu được chia thành 2 nhóm nhỏ, một nhóm mỗi ngày dùng 4 viên có chứa chiết xuất nhân sâm, nhóm còn lại được dùng giả dược.

Sau 8 tuần nghiên cứu, các nhà khoa học sẽ đo mức cải thiện chức năng cương dương bằng cách sử dụng thang đo là chỉ số rối loạn cương dương quốc tế.

Kết quả được công bố trên Tạp chí nghiên cứu bất lực Quốc tế cho thấy, chứng rối loạn cương dương ở nhóm được dùng viên chiết xuất nhân sâm hàng ngày được cải thiện rõ so với nhóm dùng giả dược. “Chiết xuất từ nhân sâm có thể cải thiện những chức năng chính của tình trạng rối loạn cương. Nó có thể được dùng như một biện pháp thay thế thuốc nhằm nâng cao chất lượng đời sống chăn gối của phái mạnh”, nhóm nghiên cứu cho biết.

Thành phần chính trong bài thuốc “Sâm thử” nổi tiếng

Từ thời hoàng đế Khang Hy trở về sau, nhân sâm được những người “đức cao, vọng trọng” trong hoàng cung sử dụng nhiều và đa dạng hơn. Trong đó, bài xuân dược “Sâm thử” (Chuột sâm) nức tiếng nhằm tăng cường dục năng của Từ Hy Thái hậu đến nay vẫn được nhiều người quan tâm và chế biến.

Bài “xuân dược” của Từ Hy Thái hậu được chế biến bằng cách đem chuột mới đẻ nuôi trong lồng kính rồi cho ăn toàn sâm thượng hảo hạng và uống nước suối. Đến khi chuột đẻ ra con thì lấy những con đó nuôi riêng, cũng theo cách thức đó để cho sinh ra một lớp chuột mới, nhưng lớp chuột mới này vẫn chưa dùng được.

Cứ nuôi như thế đến đời thứ ba, chuột mới thực là “thập toàn đại bổ” vì đã ăn tất cả cái tinh hoa, bén nhậy, khôn ngoan của giống chuột cộng với tính chất cải lão hoàn đồng, cải tử hoàn sinh, tráng dương, bổ thận của cây sâm vốn được y lý Ðông phương đặt lên hàng đầu trong danh sách các loại “thần dược” từ cổ chí kim trong trời đất.

 

 

 

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại