Nguyên tắc tối kỵ khi xông hơi giải cảm

Thoa Nguyễn |

Cảm lạnh hay cảm nhiệt là tình trạng thường gặp phải ở nhiều người khi thời tiết thay đổi. Bệnh gây tình trạng khó chịu, đau đầu, sợ lạnh, sợ gió... Trong Đông y, giải cảm có nhiều cách, trong đó, phương pháp chủ yếu là xông hơi giải cảm. Tuy nhiên, bài thuốc này cũng lưu ý không dùng cho một số người.

Xông hơi giải cảm

Đây là phương pháp dân gian được nhiều gia đình lựa chọn mỗi khi bị cảm lạnh. Biện pháp này vừa hiệu quả tức thì lại không phải tốn kém tiền uống thuốc Tây dài ngày.

Theo BS Thu Vân chia sẻ trên trang Sức Khoẻ-Đòi sống thì để xông hơi, bạn cần chuẩn bị những loại lá thuốc như: Lá sả, lá tre, lá bưởi, lá cúc tần, lá kinh giới, lá ngải cứu, mỗi thứ một nắm nhỏ.

Hình ảnh Nguyên tắc tối kỵ khi xông hơi giải cảm số 1
Những loại lá chuẩn bị cho nồi nước xông hơi giải cảm

Rửa sạch các loại lá, cho vào nồi nước đậy kín và đun sôi trong 5-10 phút.

Người bệnh ngồi trên giường, phủ một tấm chăn mỏng qua đầu và cả nồi nước xông vừa đun xong để giữ hơi nóng.

Mở vung nồi thật chậm cho hơi thoát ra từ từ (nếu không sẽ rất nóng và có thể bỏng).

Trong lúc xông phải hít thở thật chậm và sâu để hơi xông lên tác dụng đến đường hô hấp. Mồ hôi sẽ thoát ra từ từ bắt đầu từ trên xuống dưới.

Ngừng xông khi thấy trong người đã nhẹ, không còn cảm giác sợ lạnh, sợ gió. Sau đó dùng khăn bông khô lau hết mồ hôi, thay quần áo khô và nằm nghỉ.

Lưu ý rằng chỉ đun nồi nước lá sôi vài phút rồi đem sử dụng, không đun quá kỹ tránh làm bay mất tin hết dầu của lá thuốc.

Phương pháp này được các bác sĩ Đông y khuyến cáo không được sử dụng cho các đối tượng sau: Người đang sốt cao, sợ nóng, không sợ lạnh, không khát nước, ra nhiều mồ hôi.

Sốt siêu vi; cơ thể suy nhược.

Người già yếu, trẻ nhỏ, phụ nữ đang mang thai hoặc vừa mới sinh.

Phụ nữ đang trong kỳ kinh nguyệt.

Người đang bị tiêu chảy, sốt xuất huyết, sau khi uống rượu, mắc bệnh ngoài da.

Người bệnh tăng huyết áp, tim mạch

Người có biểu hiện bệnh tâm thần...

Đồng thời tránh lạm dụng phương pháp này khiến cơ thể bị mất nước và bệnh thêm nguy hiểm.

Không nên tắm ngay sau khi xông bởi khi đó, lỗ chân lông đang mở, gặp nước lạnh sẽ khiến bít tắc chân lông, máu huyết lưu thông chậm và ảnh hưởng đến sức khoẻ.

Nấu cháo giải cảm

Hành 15 – 30g (nếu có hành tăm càng tốt, dùng cả rễ). Gừng tươi 10 – 15g, gạo nếp khoảng 50g (có thể dùng gạo tẻ).

Hình ảnh Nguyên tắc tối kỵ khi xông hơi giải cảm số 2

Cháo hành, tía tô giúp giải cảm hiệu quả

Cách làm:

Gạo đem nấu cháo chín, múc ra cho vào bát đã có sẵn hành, gừng thái nhỏ, quấy đều rồi ăn lúc cháo còn nóng.

Ăn xong nằm nghỉ, đắp chăn cho ra mồ hôi, khi mồ hôi ra đều sẽ thấy nhẹ người, lúc đó bỏ chăn ra, lau mồ hôi cho ráo và cần tránh gió.

Có thể cho 1 lòng đỏ trứng gà vào cháo sẽ có tác dụng tăng thêm sự bồi bổ chính khí.

Lưu ý: Người bị ngoại cảm phong hàn nếu có mồ hôi thì không nên dùng bài thuốc này.

Cháo tía tô

Nguyên liệu đơn giản, gồm nắm gạo nấu cháo, 2-3 quả trứng gà ta, nắm lá tía tô tươi, hành tím và các gia vị khác.

Tía tô rửa sạch, để ráo nước và thái nhỏ. Nấu cháo trắng chín mềm, nêm gia vị vừa ăn, cho thêm hành tím thái mỏng để thêm tác dụng giải cảm .

Để nguyên nồi cháo nóng trên bếp, cho trứng gà tươi vào, khuấy đều cho trứng tan ra, chín đều. Cho tía tô vào, nêm lại gia vị, tắt bếp. Món cháo trứng gà tía tô nên ăn ngay lúc nóng.

Món ăn này đơn giản, thời gian nấu nhanh nhưng bổ dưỡng và trị cảm cúm hiệu quả.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại